Tiêu điểm
Kéo dài cách ly xã hội: Doanh nghiệp nói gì?
Theo ghi nhận ý kiến của nhiều doanh nghiệp, việc cách ly là cần thiết để đảm bảo an toàn, nhưng chỉ nên thực hiện cách ly những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao thay vì cách ly toàn quốc để tránh những hệ luỵ không đáng có.
Nên hay không nên tiếp tục cách ly xã hội là vấn đề gây nhiều tranh cãi, đặc biệt hôm nay 15/4 là ngày cuối cùng của đợt cách ly xã hội thứ nhất và Chính phủ sẽ quyết định có tiếp tục cách ly xã hội trong thời gian tới hay không.
Dưới góc nhìn của các doanh nghiệp, đảm bảo an toàn sức khoẻ trong dịch Covid-19 là cần thiết, nhưng nên thực hiện giãn cách xã hội theo từng vùng thay vì áp dụng toàn quốc như trong 14 ngày qua.
Ông Hoàng Tùng, nhà sáng lập chuỗi Pizza Home cho rằng, nên cách ly theo khu vực, nghĩa là khu vực nào có nguy cơ cao thì bị cách ly, còn lại xã hội nên hoạt động trở lại vì nếu cách ly toàn xã hội kéo dài sẽ gây nên nhiều hệ luỵ về kinh tế.
“Thực ra nếu nơi nào có nguy cơ lây nhiễm cao thì tiếp tục cũng được để cho dứt điểm. Nhưng nhiều nơi nguy cơ rất thấp mà vẫn bị cách ly xã hội kéo dài thì cả nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, chỉ nên khoanh vùng khu vực có nguy cơ cao cho đỡ tốn nguồn lực xã hội”, ông Tùng nói.
Có cùng quan điểm, ông Lê Anh, nhà sáng lập thương hiệu nước mắm truyền thống Lê Gia cũng ủng hộ phương án cách ly theo từng vùng. Ở các tỉnh không có dịch thì phải để cho hàng hóa lưu thông, các hoạt động kinh tế bắt đầu được mở trở lại.
“Tất nhiên, hạn chế sự di chuyển không cần thiết, kiểm soát được nguồn lây bệnh, nhưng không gián đoạn lưu thông, không cản trở lưu thông. Nhà giàu có tích lũy nên có thể không chết nhưng nhà nghèo dễ chết”, ông Lê Anh nhìn nhận.
Hoạt động trong lĩnh vực du lịch, Chủ tịch Lux Group Phạm Hà đang cho công ty áp dụng hình thức làm việc tại nhà, toàn bộ văn phòng đóng cửa. Hiện ông Hà đang cho sửa chữa lại tàu ở Hạ Long để sẵn sàng hoạt động trở lại khi mùa dịch kết thúc, nhưng do việc đi lại khó khăn nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ.
Theo ông Hà, dưới góc độ kinh tế thì nên dừng việc cách ly, nhưng nhìn dưới góc độ sức khỏe và an toàn của người dân thì có thể tiếp tục chính sách này thêm một tuần nữa. Tuy nhiên, các tỉnh không bị ảnh hưởng nên hoạt động bình thường.
Làm việc trong một đơn vị trong lĩnh vực truyền thông có kết nối với rất nhiều doanh nghiệp, bà Lê Mai Anh, Giám đốc quốc gia PR Newswire Việt Nam cho rằng, việc có nên tiếp tục cách ly xã hội trong thời gian tới hay không cần phụ thuộc vào hai yếu tố.
Thứ nhất là về phạm vị địa lý. Khu vực còn nguy cơ cao chắc chắn vẫn nên trong tình trạng cách ly, bất kể là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gì vì bản thân địa bàn nơi họ đang hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp cũng như khách hàng của họThứ hai là về ngành nghề và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Những ngành nghề vẫn có thể duy trì kinh doanh online nên tối ưu theo hình thức cách ly xã hội, hạn chế cao nhất việc tiếp xúc và giao tiếp đông người.
Những đơn vị bắt buộc phải thực hiện hoạt động tiếp xúc trực tiếp như cơ sở dịch vụ thăm khám, chữa bệnh, tư vấn pháp lý, cơ quan hành chính, máy móc nhà xưởng sản xuất thì vẫn hoạt động bình thường nhưng đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch.
"Do diễn biến dịch còn nhiều phức tạp và chưa biết bao giờ mới kết thúc, doanh nghiệp vẫn phải duy trì năng lực sản xuất, kinh doanh ở mức độ phù hợp để tồn tại", bà Mai Anh đề xuất.
PR Newswire áp dụng hình thức hoạt động online, giữ khoảng cách xã hội thực hiện vẫn có hiệu quả nên bà Mai Anh cho biết sẽ vẫn triển khai trong thời gian tới.
“Quan trọng là tạo được tính chủ động và trách nhiệm cho mỗi thành viên trong doanh nghiệp của mình để có tiếp tục “cách ly” nhưng công việc thì không “cách xa”, bà Mai Anh nói.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội nhìn nhận, thực tế cho thấy chính sách cách ly toàn xã hội trong 14 ngày vừa qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm số ca nhiễm Covid-19.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong tuần đầu tiên cách ly xã hội từ 1 – 7/4/2020, số ca nhiễm chỉ bằng 42% tuần trước đó và 45/63 tỉnh, thành không có người nhiễm mới.
Ông Quốc Anh cho rằng, các biện pháp chống dịch quyết liệt của Chính phủ đã thực hiện là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh chưa có vắc xin chống Covid-19, hệ thống cơ sở y tế còn rất hạn chế, số máy thở trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nếu dịch lan rộng. Hơn nữa, ý thức xã hội của người dân chưa cao trong việc phòng chống sự lây lan của dịch bệnh.
"Với các yếu tố như vậy, trong trường hợp không tiếp tục cách ly chặt chẽ, nếu để dịch bệnh bùng phát, hệ quả sẽ rất nặng nề", ông Quốc Anh nhận định.
Tuy nhiên, ông Quốc Anh cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề suy giảm kinh tế do dịch bệnh. Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, trong ba tháng đầu năm, gần 85% doanh nghiệp thu hẹp thị trường tiêu thụ và 43% phải giảm quy mô lao động do thiếu việc làm.
Nếu dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 6, ông Quốc Anh ước tính sẽ có khoảng 30-35% doanh nghiệp buộc phải phá sản. Tệ hơn, nếu dịch bệnh kéo dài đến tháng 9 hoặc đến hết năm 2020, sẽ có khoảng một nửa số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế bị mất đi.
Do đó, vấn đề đặt ra là ngoài việc chống dịch, ông Quốc Anh đề xuất Chính phủ phải có các giải pháp để những hoạt động kinh doanh trong xã hội vẫn được duy trì, giảm thiểu tối đa rủi ro cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ông cũng đề xuất giải pháp chỉ nên cách ly xã hội tại các địa phương có dịch. Hiện trên cả nước mới có hơn 20 tỉnh, thành phố có các bệnh nhân dương tính với Covid-19, còn tại các tỉnh, thành khác, cơ quan quản lý nên để cho người dân và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bình thường.
Đồng thời, cần kiểm soát chặt chẽ những người đi từ vùng dịch về và làm tốt công tác phòng bệnh cho người dân.
Ông Quốc Anh nhấn mạnh, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm có giải pháp phù hợp để sống chung với dịch bệnh, bởi nếu cứ “đóng cửa” các địa phương và đợi đến lúc dịch bệnh chấm dứt hoàn toàn mới sản xuất kinh doanh thì kinh tế sẽ đi xuống rất nhiều.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, Chính phủ nên xem xét việc thực hiện cách ly xã hội ở quy mô nhỏ hơn như đối với từng xã, từng huyện, từng tỉnh chứ không nên đồng loạt cách ly hết cả 63 tỉnh thành trên cả nước vì như vậy sẽ rất “oan uổng” đối với các địa phương hiện chưa xuất hiện dịch bệnh.
Theo ông Doanh, cách ly xã hội chỉ nên tiếp tục thực hiện tại các địa phương đang có nguy cơ lây nhiễm cao hiện nay như Bắc Ninh, Mê Linh - Hà Nội; còn các địa phương khác nên mở cửa cho sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Cho đến nay, lãnh đạo Hà Nội và TP. HCM - nơi có những ổ dịch phức tạp - đã đề xuất Chính phủ kéo dài cách ly xã hội đến 30/4/2020.
Theo Bộ Y tế, đến sáng 15/4, cả nước có tổng cộng 267 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 169 người đã khỏi bệnh. Bệnh nhân 267 thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội - nơi đã có tổng cộng 13 ca nhiễm, trong đó có một người làm công nhân công ty Samsung Display Việt Nam ở Bắc Ninh.Có nên tiếp tục cách ly xã hội toàn quốc?
Kéo dài thời gian cách ly xã hội: Chưa thể nói trước
Chính phủ có thể sẽ xem xét nới lỏng, gỡ bỏ từ từ biện pháp này hoặc quyết định tiếp tục thực hiện từ sau ngày 15/4 nếu còn phát sinh ổ dịch mới.
Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16 về cách ly toàn xã hội
Thủ tướng khẳng định lại yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ một số trường hợp thật sự cần thiết. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thậm chí yêu cầu chính quyền xử phạt người dân ra đường không đúng nội dung cho phép.
Quy định về giao thông trong 15 ngày cách ly toàn xã hội
Trong thời gian 15 ngày cách ly xã hội, các phương tiện cá nhân và hàng hoá vẫn được lưu thông bình thường.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu khi cách ly toàn xã hội
Bộ Công thương vừa phát đi thông báo về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong mọi tình huống.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Ngành phân bón phục hồi mạnh
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.