Các tỉnh thành điều chỉnh chính sách phòng chống Covid-19

Nhật Hạ Thứ năm, 16/04/2020 - 16:09

Trong khi nhiều tỉnh thành vẫn yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng, một số địa phương có sự điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 từ hôm nay.

Nhiều tỉnh thành đã có văn bản chỉ đạo mới về phòng chống dịch Covid-19 sau khi thời hạn cách ly toàn xã hội hai tuần theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng kết thúc vào hôm qua.

Trong đó, đa số các địa phương không thuộc nhóm nguy cơ cao vẫn quyết định tạm thời tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 trong lúc chờ Chỉ thị mới từ Chính phủ như Cần Thơ, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Giang, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, một số địa phương đã nhanh chóng điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và yêu cầu áp dụng ngay từ hôm nay.

Hải Phòng, địa phương thuộc nhóm có nguy cơ, đã tạm dừng hoạt động các tổ và chốt kiểm soát Covid-19 tại thôn, tổ dân phố, xã, phường, quận, huyện, thị trấn, nhưng vẫn duy trì tại các cửa ngõ ra vào thành phố.

Các bến phà, bến đò kết nối Hải Phòng với tỉnh Hải Dương, Thái Bình được hoạt động trở lại nhưng chỉ vào 6-8h sáng và 16-18h hàng ngày. Chính quyền cũng cho phép 50% số xe của từng hãng taxi được hoạt động và lượng hành khách phải dưới 50% số ghế.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng phát đi tối qua, nếu không ở 12 địa phương thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm cao, người dân được phép vào Hải Phòng mà không phải cách ly y tế tập trung nhưng phải có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi đi.

Những trường hợp đặc biệt vẫn bắt buộc khai báo thông tin cá nhân, nơi đến, nơi đi, thời gian đi lại trong thành phố với tổ kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào.

Người dân Hải Phòng ra khỏi thành phố và đến các địa phương không phải là 12 tỉnh thành ở nhóm nguy cơ cao, khi quay về không phải cách ly y tế tập trung, song phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị hoặc địa phương nơi đến.

UBND thành phố Đà Nẵng chiều qua đã chủ trương cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống được hoạt động trở lại từ hôm nay theo hình thức bán trực tuyến và bán mang về, tuyệt đối không phục vụ tại chỗ.

Trong khi đó, tỉnh Nam Định, cũng nằm nhóm có nguy cơ, tối qua đã yêu cầu bốn chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa ngõ ra, vào địa bàn tỉnh bằng đường bộ tiếp tục hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần.

Nam Định tiếp tục tạm dừng hoạt động vận chuyển của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh, hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt trên địa bàn, trừ trường hợp đặc biệt.

Sau xếp loại nguy cơ Covid-19: Các tỉnh thành đã điều chỉnh gì?
Tỉnh Cà Mau đã cho phép hàng quán, cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại từ ngày 16/4.

Thuộc nhóm có nguy cơ thấp, Cà Mau đã cho phép nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại như kinh doanh dịch vụ ăn uống, nước giải khát, hàng quán, địa điểm tham quan, du lịch, hàng quán vỉa hè, hàng rong (chỉ được bán mang về).

Cà Mau cũng cho phép nối lại hoạt động thể dục, thể thao; du lịch phục vụ khách nội tỉnh; vận chuyển hành khách với điều kiện tối đa 50% số chỗ ngồi đối với xe trên 7 chỗ. Đặc biệt, Cà Mau cho phép học sinh khối lớp 9 và lớp 12 đi học trở lại từ ngày 20/4. 

Tuy nhiên, Cà Mau vẫn tạm dừng cơ sở kinh doanh dịch vụ như mát-xa, gội đầu, làm móng, hớt tóc, cơ sở thẩm mỹ, bar, vũ trường, karaoke, bida, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, tiệm game, tiệm internet công cộng, các hoạt động tôn giao và văn hoá trên 20 người.

Cùng nhóm với Cà Mau, nhưng tỉnh Thanh Hóa tối qua có công điện khẩn tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết ngày 30/4 và các biện pháp trong hai tuần qua vẫn được duy trì, ngoại trừ cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước đi làm bình thường từ hôm nay.

Hà Nội nằm nhóm nguy cơ cao nhưng Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành văn bản cho phép tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn được thi công trở lại kể từ ngày 16/4.

Còn tại Quảng Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh đã điện khẩn và yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và nghiêm cấm cấm việc chủ quan, buông lỏng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch và tiếp tục thực hiện cách ly xã hội trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 22/4. 

Tất cả người đến từ/đi qua vùng dịch vào tỉnh, người Quảng Ninh từ vùng dịch trở về đều phải thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày và chi phí cách ly do người phải cách ly chi trả.

Quảng Ninh đang được xem là tỉnh đi đầu về việc xử lý rất nghiêm không khoan nhượng các trường hợp không thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đáng chú ý, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước tổ chức phiên tòa xét xử nghiêm minh người vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 với mức phạt lên tới 9 tháng tù giam.

Từ ngày 1/4 đến ngày 12/4, các lực lượng chức năng của thành phố Hạ Long đã xử phạt 1.106 trường hợp vi phạm các quy định về việc ra đường không đeo khẩu trang và không thuộc các trường hợp thật sự cần thiết, lập biên bản xử lý hành chính nộp ngân sách nhà nước trên 240 triệu đồng.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến sáng ngày 16/4, Việt Nam ghi nhận 268 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 171 ca đã khỏi bệnh và 97 ca đang được điều trị.

Trong giai đoạn cách ly toàn xã hội từ ngày 1/4 - 14/4/2020 đã thêm 59 trường hợp mắc mới (chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó), trong đó có 30 trường hợp tại khu cách ly và 29 trường hợp tại cộng đồng (chiếm gần 50% tổng số mắc).

Hà Nội, TP. HCM và 10 tỉnh thành tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4

Hà Nội, TP. HCM và 10 tỉnh thành tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4

Tiêu điểm -  4 năm
Thủ tướng đồng ý đề xuất 12 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ lây lan cao tiếp tục cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 1 tuần.
Hà Nội, TP. HCM và 10 tỉnh thành tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4

Hà Nội, TP. HCM và 10 tỉnh thành tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4

Tiêu điểm -  4 năm
Thủ tướng đồng ý đề xuất 12 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ lây lan cao tiếp tục cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 1 tuần.
Hà Nội, TP. HCM và 10 tỉnh thành tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4

Hà Nội, TP. HCM và 10 tỉnh thành tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4

Tiêu điểm -  4 năm

Thủ tướng đồng ý đề xuất 12 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ lây lan cao tiếp tục cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 1 tuần.

Thống nhất kiến nghị Thủ tướng tiếp tục thực hiện 'cách ly xã hội'

Thống nhất kiến nghị Thủ tướng tiếp tục thực hiện 'cách ly xã hội'

Tiêu điểm -  4 năm

Trong cuộc họp sáng 15/4, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19) đã bàn thảo và thống nhất kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện "cách ly xã hội" để phòng, chống dịch bệnh.

Kéo dài cách ly xã hội: Doanh nghiệp nói gì?

Kéo dài cách ly xã hội: Doanh nghiệp nói gì?

Tiêu điểm -  4 năm

Theo ghi nhận ý kiến của nhiều doanh nghiệp, việc cách ly là cần thiết để đảm bảo an toàn, nhưng chỉ nên thực hiện cách ly những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao thay vì cách ly toàn quốc để tránh những hệ luỵ không đáng có.

Có nên tiếp tục cách ly xã hội toàn quốc?

Có nên tiếp tục cách ly xã hội toàn quốc?

Tiêu điểm -  4 năm

Chính phủ và cả nước đang đối mặt với bài toán rất khó: Tiếp tục giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc hay nới lỏng để mở cửa kinh tế trở lại.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  2 phút

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  22 phút

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  20 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  23 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.