Điều kiện cần để bất động sản phía Đông Hà Nội bứt phá

An Chi Thứ tư, 26/10/2022 - 08:31

Để thu hút người dân từ nội đô sang phía bên kia sông Hồng sinh sống, nhiều chuyên gia cho rằng, phía Đông Hà Nội cần phát triển trở thành trung tâm dịch vụ, kinh tế mới của Thủ đô, tạo việc làm cho người lao động và hình thành nhiều "khu đô thị sáng đèn".

Thời gian gần đây, những điểm sáng khu đô thị phía Đông xuất hiện ngày càng nhiều

Không phải đến bây giờ, câu chuyện khai thác khu vực sông Hồng vào cảnh quan chung của Hà Nội mới được đặt ra, vấn đề này đã khởi nguồn từ năm 1998 với đồ án 5. 

Đến năm 2011 phê duyệt lại Quy hoạch thành phố Hà Nội vẫn khẳng định phải khai thác giá trị cảnh quan sông Hồng thông qua việc phát triển khu vực hai bên sông. 

Ở góc độ kiến trúc, ông Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam đánh giá, xuyên suốt trong quy hoạch chung của Hà Nội đều lấy sông Hồng làm trục phát triển, đây là ý tưởng tốt. Đặc biệt, tại Quy hoạch chung của thành phố Hà Nội năm 2011, trục sông Hồng chính thức hiện thực hoá và nằm trong thành phố.

Phía Đông Hà Nội giữ vững 'ngôi vương' trên thị trường bất động sản

Ngày 25/3/2022, Hà Nội phê duyệt đề án phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), với quy mô gần 11.000ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện.

Theo ông Tùng, quy hoạch phân khu của sông Hồng là một trong những bước tiến lớn của Hà Nội, nhưng hiện nay mới dừng ở mức quy hoạch. Trước đây và cả trong suy nghĩ của nhiều người dân hiện nay, sông Hồng vẫn được xem là đường biên phát triển của Hà Nội. 

"Có lẽ chính vì suy nghĩ như vậy nên nhiều bệnh viện trong nội đô di dời ra khỏi thành phố chủ yếu về phía Nam, còn các trường đại học di dời về phía Tây, chưa có trường học nào được di rời đi qua sông Hồng về phía Đông”, ông Tùng nhấn mạnh.

Tại sao lại có thực trạng này, vị chuyên gia này cho rằng, bên cạnh quy hoạch, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường sự định hướng, tạo điều kiện cho sự phát triển của thành phố bên sông để thu hút các nhà đầu tư, hướng dẫn họ phát triển. Qua đó, tạo sức hút để người dân sang phía Đông thành phố sinh sống. 

Thời gian gần đây, những điểm sáng khu đô thị phía Đông xuất hiện ngày càng nhiều, với các dự án đại đô thị quy mô lớn, song như vậy là chưa đủ để phía Đồng Hà Nội thực sự bứt phá. Phía Đông cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và người dân. 

Chia sẻ về góc nhìn thực tế, ông Tùng cho rằng, trong giai đoạn phát triển vừa qua, ước tính có khoảng 40.000 dân sống ở đại đô thị ven đô nhưng mỗi năm thành phố Hà Nội tiếp nhận gần 20.000 dân, tương đương với quy mô một huyện. "Với tốc độ phát triển dân cư và di dân như vậy, mong muốn đưa dân ra khỏi nội đô hình như còn rất mơ hồ".

Ông Tùng cho rằng, cần lấy trục kinh tế phát triển để tạo sức mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển dịch vụ, kinh tế đi kèm tại phía Đông Hà Nội chứ không phải chỉ phát triển nhà ở. Nếu nhà ở đi trước một bước, nhưng trục kinh tế lại đi chỗ khác thì những khu nhà ở tại đó thành những khu nhà ở “ma”, kế hoạch phát triển thành phố bên kia sông không thể thành hiện thực.

Nói cách khác, đó chính là sự phát triển bền vững của đô thị. Đặc biệt, trong bối cảnh địa chính trị phức tạp trên thế giới đang tác động đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến sức mua của người dân. Các đại đô thị cần phát triển kinh tế để thu hút cư dân, xây dựng văn hoá để đảm bảo cuộc sống cư dân bền vững chứ không chỉ phát triển nhà ở.

Điều kiện cần để bất động sản phía Đông Hà Nội bứt phá 1
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc EZ Property

Đồng quan điểm, tại diễn đàn: “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng: Điểm sáng phía Đông”, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển bất động sản EZ (EZ Property) cũng đánh giá, hiện nay, khu vực phía Đông đang có nhiều thuận lợi cho phát triển. Trừ Mê Linh, còn lại Đông Anh, Gia Lâm đang do các tập đoàn lớn quy hoạch bài bản đã tạo ra sự đồng bộ. 

Tuy nhiên, ông Toản nhấn mạnh, phát triển đô thị nên đi kèm phát triển nhiều phân khúc khác để hướng tới mục tiêu đưa người dân về ở. “Một khu đô thị sáng đèn mới là khu đô thị thành công để tránh lãng phí tài nguyên của đất nước và nền kinh tế”.

Bên cạnh việc phát triển đô thị, phía Đông Hà Nội cần phát triển để trở thành trung tâm dịch vụ, kinh tế mới của Thủ đô, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Người dân phải có việc làm, có người đến sinh sống thì mới có đô thị phát triển bền vững.

Mặt khác, phát triển đô thị cần cũng cần tránh lãng phí, đầu tư ồ ạt mà không có sự kiểm soát. Theo đó, khu vực phía Đông có diện tích lớn, khu vực sông Hồng vẫn còn chưa phát triển. Chính vì vậy, cần tránh đưa vào số lượng bất động sản nhiều trong thời gian ngắn dẫn đến dư cung. Thực tế những khu đô thị Vinhome Riverside mất nhiều thời gian mới lấp đầy. 

Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp này, phía Đông Hà Nội có điều kiện thuận lợi là gần các tỉnh như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng… Đây đều là những tỉnh phát triển công nghiệp mạnh mẽ. 

Do đó, khu vực phía Đông đang được hưởng lợi bởi các hành lang kinh tế, đặc biệt là trục tam giác kinh tế sẽ tạo lực hút, dòng tiền dịch chuyển về khu vực này. Đó chính là xung lực phát triển cho cả khu Đông Hà Nội trong tương lai.

Dẫn chứng tại đại đô thị Vinhome Ocean Park 1, 2, 3 của Vingroup, ông Hoàng Đình Khiêm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh doanh và phát triển địa ốc Vietstarland cho rằng, với tổng diện tích lên tới 1.200ha, nơi đây đã tạo ra những thành phố kinh doanh thương mại sầm uất đa chiều.

Hiện nay và xu hướng trong vòng 5 năm tới, các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sẽ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam tại Bắc Giang, Bắc Ninh… Trong khi các thủ phủ công nghiệp gần Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng đều đang rơi vào tình trạng khan hiếm nhà ở cao cấp, khu Đông Hà Nội chính là nơi đáp ứng được nguồn cầu về nhà ở cao cấp, tiện ích đồng bộ của tầng lớp chuyên gia nước ngoài.

Với thành phố 2 bên bờ sông Hồng được quy hoạch, các đường vành đai 3, 5, 4 và sắp tới là vành đai 5, trục cao tốc 5B, trục Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Móng Cái - Vân Đồn... các đại đô thị này sẽ có sức hút rất lớn đối với cư dân về sinh sống.

Mặt khác, trong tương lai, với việc phát triển thực sự về bất động sản, Đồ án quy hoạch sông Hồng sẽ biến Hà Nội thành điểm đến của các du khách quốc tế và các nhà đầu tư. Bất động sản ở đây sẽ không ảnh hưởng bởi lạm phát và sự phát triển không ổn định của thị trường.

"Chính nhờ các đại đô thị, các bất động sản “sống” này mà thị trường đang chứng kiến những cuộc dịch chuyển mạnh mẽ chưa từng có từ khu phố cổ sang các phố mới. Tại Vinhome Ocean Park 1, chỉ trong 4 năm đã tạo ra một quần thể với 45.000 cư dân, có lẽ chưa một quần thể nào có thể lấp đầy với tốc độ nhanh như thế. Rất nhiều bước chân của cư dân, của khách du lịch đã đến đây.

Cuộc đại dịch chuyển đó sẽ là xu thế tất yếu, các nhà đầu tư không sống tại các dự án ma, những thành phố không vận hành, những thành phố không tạo ra bước chân của khách du lịch, không có kinh tế đêm. Thay vào đó, các dự án được quy hoạch đồng bộ, đẳng cấp sẽ hấp dẫn và tạo ra dòng dịch chuyển của cư dân", ông Khiêm nhận định.

'Cơn địa chấn' phía Đông Hà Nội

'Cơn địa chấn' phía Đông Hà Nội

Bất động sản -  1 năm
Bên cạnh yếu tố về phong thuỷ và tiềm năng phát triển kinh tế, một lý do khác khiến bất động sản phía Đông Hà Nội phát triển mạnh mẽ và có sức hút lớn với các nhà đầu tư là do sự hội tụ của các đại đô thị lớn.
'Cơn địa chấn' phía Đông Hà Nội

'Cơn địa chấn' phía Đông Hà Nội

Bất động sản -  1 năm
Bên cạnh yếu tố về phong thuỷ và tiềm năng phát triển kinh tế, một lý do khác khiến bất động sản phía Đông Hà Nội phát triển mạnh mẽ và có sức hút lớn với các nhà đầu tư là do sự hội tụ của các đại đô thị lớn.
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng

Tiêu điểm -  2 năm

Nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hà Nội duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Hà Nội duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Tiêu điểm -  2 năm

Theo đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 vừa được TP. Hà Nội phê duyệt, phân khu đô thị sông Hồng (quy mô gần 11.000ha) đi qua 13 quận, huyện, có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm.

Thị trường rụt rè với thông tin mới về quy hoạch đô thị ven sông Hồng

Thị trường rụt rè với thông tin mới về quy hoạch đô thị ven sông Hồng

Bất động sản -  2 năm

Sau nhiều lần đề xuất phê duyệt rồi bị bỏ quên, mới đây, thông tin về quy hoạch đô thị sông Hồng một lần nữa nóng trở lại song đã không còn sức hút với thị trường bất động sản.

Quy hoạch thành phố ven sông Hồng: Dang dở giấc mơ 2 thập kỷ

Quy hoạch thành phố ven sông Hồng: Dang dở giấc mơ 2 thập kỷ

Bất động sản -  2 năm

Hà Nội vẫn đang thai nghén dự án phát triển đô thị ven sông Hồng suốt hơn 20 năm qua.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  13 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  13 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  15 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  16 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  18 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  19 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".