Tài chính
Định giá chứng khoán Việt Nam cao hơn thời điểm dịch Covid-19 bùng phát
Định giá này, theo VDSC, không quá hấp dẫn để thu hút dòng tiền. Điều này thể hiện qua việc khối ngoại đang duy trì mạch bán 10 phiên liên tiếp với tổng giá trị bán ròng hơn 2.600 tỷ đồng.
Báo cáo chiến lược tháng 10 của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy về mặt định giá, PE của VN-Index đã ở mức 15,1 lần tại thời điểm 30/9, cao hơn cả mức 14,5 – 15 lần trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2, trước lúc xảy ra đại dịch Covid 19 tại Việt Nam.
Định giá này, theo VDSC, không quá hấp dẫn để thu hút dòng tiền. Điều này thể hiện qua việc khối ngoại đang duy trì mạch bán 10 phiên liên tiếp với tổng giá trị bán ròng hơn 2.600 tỷ đồng.
PE được kéo lên cùng đà tăng của VN-Index trong tám tháng trở lại đây, nhất là trong tháng 8 và tháng 9, nhờ lợi thế GDP Việt Nam tăng trưởng tốt hơn so với các quốc gia trong khu vực và mặt bằng chung toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ số có thể điều chỉnh trở lại vì đợt công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết vào nửa cuối tháng này.
"Hiệu ứng 'tin ra là bán' sẽ tạo áp lực cho VN-Index khi một số cổ phiếu VN30, đặc biệt là nhóm ngân hàng, đã tăng mạnh trong tháng 8 và tháng 9 trước những tin đồn về kết quả kinh doanh khả quan, phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược.
Hiệu ứng này cộng thêm việc khối ngoại liên tục bán ròng có thể khiến thị trường đi ngang. Mới đây, NHNN đã công bố quyết định giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, điều này sẽ không có tác động đáng kể do một số ngân hàng đã giảm lãi suất trước đó khi có thông tin này.
Các diễn biến khó lường của thị trường chứng khoán thế giới do quá trình bầu cử Tổng thống, gói kích thích kinh tế mới của Mỹ và tình hình Covid-19 cũng không mang đến tín hiệu lạc quan cho VN-Index.
VDSC dự báo, VN-Index cuối năm sẽ dao động trong khoảng 865-920 điểm. Chiến lược đầu tư thận trọng được nhận định là phù hợp trong giai đoạn này khi mà giá nhiều cổ phiếu đã phản ánh sớm kết quả kinh doanh quý 3. Nhà đầu tư được khuyến nghị chốt lời trong các phiên tăng điểm và kiên nhẫn chờ đợi nhịp điều chỉnh để giải ngân vào những cổ phiếu có chuyển biến tích cực hơn trong hoạt động kinh doanh cuối năm.
Chứng khoán Việt Nam tiếp tục lỗi hẹn nâng hạng thị trường
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.