Tài chính
Chứng khoán Việt Nam tiếp tục lỗi hẹn nâng hạng thị trường
Tiêu chí "Chu kỳ thanh toán- DvP (Settlement Cycle DvP)" tiếp tục bị đánh giá là "hạn chế" do nhà đầu tư phải ký quỹ đủ tiền mặt trước khi đặt lệnh giao dịch.
Theo công bố từ FTSE Russell, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi phân hạng thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emerging Markets). FTSE Russell cũng cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục được xem xét lên thị trường mới nổi loại 2 vào tháng 9/2021.
Được FTSE theo dõi nâng hạng thị trường cận biên lên mới nổi từ cuối năm 2018, nhưng chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể đạt đủ tiêu chuẩn để nâng hạng.
FTSE nhận định, Việt Nam có những bước tiến đáng ghi nhận trong phần "điều kiện thị trường và môi trường pháp lý".
Mặc dù vậy, tiêu chí "Chu kỳ thanh toán- DvP (Settlement Cycle DvP)" tiếp tục bị đánh giá là "hạn chế" do nhà đầu tư phải ký quỹ đủ tiền mặt trước khi đặt lệnh giao dịch.
Tiêu chí hoạt động thanh toán chứng khoán thông suốt, không có lỗi vẫn không được đánh giá (N/A) do thiếu thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tiêu chí chu kỳ thanh toán duy trì ở mức hạn chế bởi hoạt động này dựa trên quy tắc phải có tiền trong tài khoản mới được giao dịch.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, sẽ không có nhiều sự thay đổi trong kỳ xét duyệt tháng 3/2021 bởi thời gian này không đủ để Việt Nam xử lý những vấn đề tồn đọng.
KBSV dự báo, quá trình nâng hạng ở FTSE có thể trì hoãn ít nhất tới tháng 9/2021 hoặc kéo dài sang năm 2022.
Trung tâm phân tích của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định, Luật Chứng khoán mới sẽ cho phép hệ thống thanh toán bù trừ đối tác trung tâm (CCP - kỳ vọng giải quyết một phần ký quỹ đủ tiền mặt trước khi đặt lệnh), bán khống, giao dịch trong ngày và các sản phẩm phổ biến khác. Tuy nhiên, tất cả những điều này mới chỉ ở dạng dự thảo và sẽ có hiệu lực vào năm tới (1/1/2021), vì vậy FTSE Russell chưa thừa nhận những thay đổi chưa chính thức áp dụng này.
Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán VNDirect cũng cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được thông báo nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp sau một năm nữa.
Cơ sở cho kỳ vọng này là cơ quan quản lý đang nỗ lực giải quyết điểm nghẽn về thanh toán bù trừ thông qua việc phối hợp với đối tác Hàn Quốc triển khai hệ thống giao dịch mới dự kiến hoàn thành đầu năm 2021. Hệ thống này cũng góp phần triển khai thêm các sản phẩm mới như giao dịch trong ngày, bán chứng khoán chờ về và các sản phẩm phái sinh mới.
Thị trường chứng khoán được dự báo sẽ mất động lực khơi thông lượng lớn dòng vốn ngoại tiềm năng khi câu chuyện nâng hạng bị trì hoãn. Trong bối cảnh bất ổn hiện tại cộng thêm thiếu các thông tin hỗ trợ trong nước như cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, các doanh nghiệp lớn IPO... thì dòng tiền của khối ngoại càng khó chảy mạnh vào Việt Nam.
Chứng khoán Việt Nam chờ dòng vốn ngoại 200 triệu USD
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.