Tiêu điểm
Đo 'độ mở' của phương án mở cửa du lịch Việt Nam
Chính sách thị thực được khôi phục như trước đại dịch Covid-19, khách quốc tế chỉ yêu cầu kết quả âm tính trước khi xuất cảnh, còn khách nội tham gia du lịch không có bất cứ hạn chế nào.

Sau thời gian dài mong chờ của những người làm du lịch, phương án mở cửa trong điều kiện bình thường mới vừa được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch ban hành và được đánh giá rất thông thoáng, tạo điều kiện tối đa cho du khách và tạo mọi thuận lợi cho các hoạt động du lịch tại Việt Nam.
Theo đó, các địa phương vẫn hoạt động du lịch theo nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của bộ. Các tỉnh, thành phố tuỳ theo mức độ dịch sẽ quyết định đóng, mở các điểm du lịch, khu lưu trú... Địa phương cũng sẽ thống nhất quy trình phục vụ du khách và có phương án xử lý sự cố y tế phát sinh.
Những người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh không cần xét nghiệm nCoV, trừ trường hợp có yêu cầu điều tra dịch tễ hoặc đến từ địa bàn có dịch cấp độ 4.
Du khách tuân thủ 5K, khai báo y tế hoặc quét mã QR, ngoài ra cần thực hiện quy định về an toàn phòng chống dịch và nội quy của cơ sở kinh doanh du lịch.
Trong khi đó, khách quốc tế nhập cảnh theo đường hàng không (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) cần xét nghiệm âm tính nCoV bằng PCR trong vòng 72 giờ; nếu là test nhanh, trong vòng 24 giờ (có chứng nhận), trước khi xuất cảnh.
Còn người nhập cảnh đường bộ, đường thủy, đường sắt nếu chưa có xét nghiệm âm tính nCoV thì làm ngay tại cửa khẩu trước khi nhập cảnh. Nếu kết quả âm tính được phép nhập cảnh và tham gia hoạt động du lịch, nếu dương tính thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Trẻ em dưới 2 tuổi không bắt buộc xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 hoặc chưa nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố mẹ, người thân.
Du khách cần bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung điều trị Covid-19 với mức chi trả tối thiểu 10.000 USD.
Du khách tuân thủ thông điệp 5K trong thời gian du lịch. Trong 10 ngày kể từ khi nhập cảnh, khách tự theo dõi sức khỏe và báo với cơ sở y tế gần nhất nếu có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19, cài đặt ứng dụng PC-Covid.
Quy định trên cho thấy quy trình đón khách quốc tế của Việt Nam rất thông thoáng. Khách nhập cảnh không bị yêu cầu phải có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine, hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng, tức là ‘hộ chiếu vaccine’ đã được bỏ. Đồng thời, quy định mới cũng không yêu cầu khách nhập cảnh bằng hàng không phải xét nghiệm lại sau khi nhập cảnh Việt Nam, cũng không có quy định cách ly.
Trong khi đó, trên thế giới, một số quốc gia đã 'mạnh dạn' bỏ luôn yêu cầu trình kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 như Anh, Na Uy, Maldives, Jordan, Canada...
Việt Nam đã mở cửa du lịch ngày 15/3, khôi phục chính sách miễn thị thực đơn phương cho công dân ở 13 quốc gia gồm Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na Uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Belarus.
Đồng thời mở thêm nhiều đường bay trong và ngoài nước, các hoạt động xúc tiến du lịch đang được thực hiện ở nhiều địa phương.
Sau khi phương án mở cửa du lịch được chốt, nhiều tỉnh thành ngay lập tức đã có những chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cánh và nhanh chóng thực hiện các phương án xúc tiến du lịch mới.
Như tại Đà Nẵng, tính đến chiều 17/3, đã có 9 hãng hàng không mở lại 10 đường bay quốc tế trực tiếp tới thành phố.
Cụ thể, 2 chuyến bay đầu tiên Singapore - Đà Nẵng của Singapore Airlines và Bangkok (Thái Lan) - Đà Nẵng của Thái Vietjet khai thác vào ngày 27/3. Ngoài ra, còn có các đường bay Kuala Lumpur (Malaysia) - Đà Nẵng và Bangkok - Đà Nẵng của Air Asia (dự kiến 1/4), Singapore - Đà Nẵng của Jetstar Asia (dự kiến 10/4), Singapore - Đà Nẵng của Vietnam Airlines (15/4), Incheon (Hàn Quốc) - Đà Nẵng của Vietjet Air, Jeju Air và Jin Air (tháng 4).
Trong đó đặc biệt có đường bay mới kết nối Đà Nẵng với New Dehli (Ấn Độ) do Vietjet Air khai thác từ tháng 9 để mở ra thị trường quốc tế mới, thị trường Ấn Độ, cho du lịch Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, ngay trong năm 2022, thành phố kỳ vọng sẽ khôi phục hàng không như thời điểm trước Covid-19 với 31 đường bay quốc tế, đặc biệt làm việc chặt chẽ với Qatar Airways để đưa đường bay Doha (Qatar) – Đà Nẵng quay lại hoạt động, một đường bay quan trọng để kết nối Đà Nẵng với các thị trường Trung Đông và châu Âu.
Đồng thời, Sở Du lịch tiếp tục xúc tiến các đường bay mới tiềm năng theo kế hoạch trước đây như đường bay đến Jakarta (Indonesia), Cebu (Philippines)… để kết nối Đà Nẵng với các trung tâm tài chính, thương mại, du lịch trong khu vực và quốc tế.
‘Mỏ kim cương’ của du lịch Việt
‘Mỏ kim cương’ của du lịch Việt
Nếu như trước đây thế giới biết đến Việt Nam là quốc gia anh hùng trong chiến tranh thì nay các di sản như vịnh Hạ Long, hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế… chính là những “thỏi nam châm” thu hút du khách quốc tế, đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch di sản hấp dẫn hàng đầu thế giới.
Du lịch Việt Nam cần tư duy đột phá để bứt phá
Lợi thế cạnh tranh chống dịch tốt không còn và giờ phải hành động nhanh, đúng và trúng thị trường mục tiêu trong ngắn hạn và trong dài hạn phải tư duy lại.
Mở cửa du lịch từ 15/3: Còn đó những băn khoăn
Cần có cam kết không chống dịch kiểu nay thò mai thụt; tạo niềm tin vững chắc để doanh nghiệp yên tâm nâng cấp dịch vụ, mở rộng đầu tư.
Doanh nghiệp du lịch hoang mang sau đề nghị của Bộ Y tế
Trong bối cảnh du lịch chuẩn bị trên chủ trương mở cửa hoàn toàn với khách nước ngoài vào ngày 15/3 tới, những kiến nghị về quy định kiểm soát chặt chẽ hơn từ Bộ Y tế mới đây khiến nhiều doanh nghiệp như “ngồi trên đống lửa”.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.