"Doanh nghiệp cần nhận thức được sự khác biệt của mình"

BBT - 00:00, 19/07/2017

TheLEADERĐiều khác biệt duy nhất giữa cộng đồng doanh nghiệp Singapore và Việt Nam là mức độ thẩm thấu đối với những vấn đề đang phải đối mặt. Đó chính là bí quyết quan trọng và cơ bản nhất.

"Doanh nghiệp cần nhận thức được sự khác biệt của mình"
Ông Teng Theng Dar, Chủ tịch sáng lập Hiệp hội doanh nhân Châu Á.

Các khảo sát thống kê cho thấy, có tới 99% các doanh nghiệp Việt Nam không có được sự vận dụng và hoặc thiếu các hướng dẫn cụ thể, các nguyên tắc lớn của quản trị quốc tế. Điều đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là một loạt vấn đề về quản trị công ty như vai trò của các thành viên trong hội đồng quản trị (HĐQT), xung đột giữa người điều hành công ty với HĐQT, những người hoạch đinh chiến lược, kết toán, kiểm toán, kiểm soát nội bộ hay các đánh giá của ban kiểm soát...

Một thực tế là các doanh nghiệp này đều được quản lý dựa theo những nguyên tắc mang tính cá nhân, gia đình, bạn bè thân hữu... hoàn toàn không có sự tham gia xử lý vấn đề của các nguyên tắc trong quản trị quốc tế mang tính chuẩn mực. Điều này đã dẫn tới sự hoạt động của doanh nghiệp đó chỉ mang tính “cảm tính” thiếu chuyên nghiệp và khó có thể hoạt động, phát triển một cách bền vững trong thời gian dài.

Tọa đàm "Thách thức quản trị" do Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam tổ chức nhằm góp phần mang lại góc nhìn về quản trị doanh nghiệp, những thách thức trong nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

Các diễn giả tham dự:

1. Đại tá, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thuận, Phó chủ tịch Hội VACD, Chủ tịch Tập đoàn Long Biên

2. Ông Trần Văn Liêng, Tổng giám đốc Vinacacao

3. Ông Teng Theng Dar, Chủ tịch sáng lập Hiệp hội Doanh nhân Châu Á

4. Ông Trần Ngọc Anh, Chủ tịch HĐTV Công ty Đầu tư quốc tế Anh, Chủ tịch Câu lạc bộ Giám đốc Sales & Marketing

TS. Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch Tập đoàn Long Biên

Năm thách thức của quản trị doanh nghiệp Việt Nam

Theo TS. Nguyễn Đức Thuận, Nguyên Tư lệnh Binh đoàn 12, Chủ tịch Tập đoàn Long Biên, quản trị doanh nghiệp Việt Nam hiện đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có năm thách thức lớn.

Thứ nhất, hầu hết các nhà quản trị đang gặp phải là lập kết hoạch chiến lược, ít quan tâm đến khả năng nội tại của doanh nghiệp để đưa ra những chính sách phù hợp với quá trình phát triển. Đặc biệt trong quá trình hội nhập đa phần các doanh nghiệp đều làm theo kinh nghiệm, phải đưa ra chiến lược, doanh nghiệp đi đến đâu, đối thủ cạnh tranh, lợi thế của mình… đó là cái yếu mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải. Hiện chúng ta có hơn 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động, ở nước ngoài quan niệm giám đốc là nghề, có kỹ năng mới làm được, tuy nhiên ở Việt Nam có tiền là làm được doanh nghiệp.

Thứ hai, quản trị rủi ro không đơn thuần là rủi ro tài chính, mà bao gồm rủi ro về pháp lý và kỹ năng. Bài học nhập hợp đồng hợp tác tại sinh dầu gốc về bán, mỗi lô 1 tháng lãi 50.000 USD. Dầu giá cao hơn giá tại Việt Nam, hiện đang đọng 40 tỷ không thanh toán được. Họ chỉ cho 1 vài lô đầu. Các doanh nghiệp Việt Nam cứ thấy có lãi mà không toan tính, chúng ta phải nghiên cứu các yếu tố, chứ không phải chỉ riêng lợi nhuận. Có nhiều doanh nghiệp khi rơi vào rủi ro cứ lao vào lợi nhuận mà không tính đến các yếu tố khác.

Thứ ba, quản trị đào tạo sử dụng nhận tài, đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ quản trị. Ở các doanh nghiệp Việt Nam công tác đào tạo sự dụng chưa nghiêm túc và bài bản dẫn đến khi doanh nghiệp nước ngoài vào chúng ta bị hút mất nhân tài. Các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc hơn trong công tác đào tạo nhân tài. Đây là thách thức rất lớn nhưng rất nhiều doanh nghiệp hiện nay ít quan tâm đến việc này, doanh nghiệp nào quan tâm đến vấn đề này sẽ phát triển rất tốt, đặc biệt là quan tâm sử dụng nguồn nhân lực trẻ có năng lực.

Thứ tư, kỷ luật trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố để quản trị thành công.

Thứ năm, khi tham gia hội nhập hàng rào thuế quan không còn, các quốc gia khu vực họ đều có chính sách để ngăn cản hàng hóa của Việt Nam vào nước họ. Như vậy nếu chúng ta không có giải pháp hiệu quả thì chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Thách thức trong hội nhập là rât lớn đòi hỏi chúng ta cần có giải pháp để thắng không chỉ trên sân nhà mà còn trên sân quốc tế.

"Quan trọng là doanh nghiệp nhận thức được sự khác biệt của mình"

Theo ông Teng Theng Dar, Chủ tịch sáng lập Hiệp hội doanh nhân Châu Á, có 3 vấn đề cộng đồng doanh nghiệp cần quan tâm: Bối cảnh thế giới, ý nghĩa của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần làm gì trong bối cảnh hiện nay.

Thế giới hiện nay là thế giới mọi thứ đều kết nối với nhau, 24/24 chúng ta có thể kết nối tới bất cứ đâu và hoàn toàn miễn phí chúng ta có thể nói chuyện với bất cứ ai trên thế giới. Điều này khiến tôi liên tưởng đến thời kỳ còn viết thư tay, bây giờ thì thời kỳ đó đã không còn nữa. Cũng bởi thế giới hiện nay là thế giới siêu kết nối, tất cả những gì chúng ta muốn tiếp cận đều có thể tiếp cận được chỉ bằng một thao tác trên Internet.

Tại Singapore chúng tôi cũng có những thách thức của mình, chúng tôi cũng chỉ biết những thứ mà các bạn biết. Điều khác biệt duy nhất giữa hai nước là mức độ thẩm thấu đối với những vấn đề đang phải đối mặt. Đó chính là bí quyết quan trọng và cơ bản nhất.

Cho nên, tại Singapore, chúng tôi đang đẩy mạnh việc giáo dục không phải chỉ dậy kiến thức mà làm sao để thẩm thấu nó, hiểu nó. Bởi trong kỷ nguyên mọi thứ chúng ta biết đều như nhau nên việc quan trọng là làm sao để chúng ta nhận thức được sự khác biệt của mình.

Sự khác biệt là cái gì chúng tôi có mà bạn không có và ngược lại. Đó thực sự là một cơ hội rất lớn mà hầu hết chúng ta không nhận ra. Ví dụ, Việt Nam có gạo, chúng tôi không có gạo, chúng tôi có cơm cary còn Việt Nam lại có phở gà…

Vấn đề chính là sự kết nối và thông tin. Chúng ta biết cần phải kết nối trao đổi thông tin, hàng hóa với nhau, tuy nhiên đôi khi sự kết nối đó chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do chúng ta chưa có một cơ chế tốt, chưa có một cơ chế để đẩy mạnh sự tin tưởng và lòng tin đối với nhau. Trong kinh doanh, mọi công việc chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên sự tin tưởng. 

Thách thức quản trị kể đến đầu tiên chính là niềm tin và sự tin tưởng giữa các doanh nghiệp. Tôi có đủ, nhưng tôi không dám làm ăn với anh vì tôi không hiểu anh, không biết anh vận hành như thế nào. Cho nên sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp với nhau là vấn đề rất quan trọng. Nghe có vẻ vấn đề này là mới nhưng thực ra là không phải như vậy, không chỉ trong kinh doanh, điều này xuất hiện ngay trong mỗi gia đình.

Chúng ta có hội VACD chính là một cơ chế, sẽ là một điều tuyệt vời nếu hội tạo nền tảng cho sự tin tưởng giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong bối cảnh hiện nay cộng đồng Asean đang hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam trên cùng nền tảng với nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Hội VACD còn hợp tác với các trường đại học tốt nhất Việt Nam, tôi tin tưởng hội sẽ trở thành nền tảng cho các doanh nghiệp Việt Nam giao tiếp, đối ngoại với quốc tế.

Thứ hai, thách thức về sự thay đổi chóng mặt của công nghệ. Ở Singapore, trong kỷ nguyên tài chính, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ số, trí tuệ nhân tạo… Thậm chí đã có ý kiến cho rằng trong kỷ nguyên này các ngân hàng sẽ không cần các chi nhánh và văn phòng giao dịch nữa.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp nhận thức được thách thức mà mình đối mặt. Với nền tảng của sự tin tưởng sẽ tạo nền tảng để chuyển giao công nghệ và tạo ra sức mạnh trong tương lai.

Hiệp hội Doanh nhân Châu Á rất sẵn sàng hợp tác với Hội VACD trong việc kiến tạo niềm tin và hợp tác về khoa học công nghệ, cùng chia sẻ kinh nghiệm với những thách thức chung mà cả hai bên gặp phải.