Tiêu điểm
Doanh nghiệp châu Âu bi quan hơn về Việt Nam
Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang cho thấy sự kém lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam, và sự thận trọng trong kinh doanh ngày càng tăng.
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) mới đây cho biết, Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) – thước đo đánh giá góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư châu Âu về thị trường Việt Nam, đã giảm 4,5 điểm trong quý II/2023, ở mức 43,5 điểm, đến từ mức điểm thấp hơn trong lĩnh vực vận tải và hậu cần, ô tô, năng lượng.
Đây là số điểm thấp nhất được ghi nhận kể từ năm 2021 – thời điểm chỉ số BCI chỉ còn 15,2 điểm vì Covid-19.
Nếu không tính khoảng thời gian Việt Nam bị ảnh hưởng từ đại dịch, mức điểm 43,5 trong quý trước là mức thấp nhất kể từ khi Việt Nam trải qua khủng hoảng ngân hàng năm 2012.
Theo EuroCham, BCI cho thấy một bối cảnh đầy thách thức, khi số lượt phản hồi bi quan về tình hình kinh doanh hiện tại tăng tới 10%. Sự thận trọng cũng ngày càng tăng lên, khi số lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi thể hiện tâm lý bi quan với quý III tăng 6%.
EuroCham cho biết thêm các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang thận trọng đánh giá toàn cảnh, tập trung vào việc tối ưu hóa doanh thu và đơn hàng.
Ngoài ra, số lượng các công ty có kế hoạch quản lý chặt chẽ các khoản đầu tư trong quý tới đã tăng thêm 7%. Dù vậy, việc lập kế hoạch cho lực lượng lao động vẫn ổn định, phản ánh cam kết duy trì sự ổn định trong bối cảnh hiện tại.
Với sự thận trọng trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, những người tham gia khảo sát nhấn mạnh cải cách quy định và sự sẵn có của lực lượng lao động lành nghề là động lực tăng trưởng then chốt cho các công ty của họ.
Cải cách quy định được xem là yếu tố hàng đầu góp phần vào tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ, trong khi sự sẵn có của lực lượng lao động lành nghề được ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất.
Giám đốc điều hành Decision Lab Thue Quist Thomasen nhận định, trong giai đoạn đầy thử thách này, kết quả khảo sát chỉ ra rằng, lĩnh vực dịch vụ cho thấy khả năng phục hồi, trong khi lĩnh vực sản xuất vẫn tồn tại nhiều thách thức.
“Điều quan trọng là phải giải quyết những hạn chế về quy định và cơ sở hạ tầng, để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và thu hút đầu tư nước ngoài”, ông nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp đang bày tỏ rằng việc giảm bớt khó khăn hành chính và nâng cao trình độ của lực lượng lao động sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng. Một lực lượng lao động chất lượng được đánh giá cũng rất quan trọng để các doanh nghiệp duy trì sự tự tin vào chính doanh nghiệp của họ và nền kinh tế.
Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit đánh giá để giải quyết những thách thức hiện nay, chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện các giải pháp thiết thực, đặc biệt là bằng cách đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp thành viên của EuroCham đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về các vấn đề, như khó khăn trong thị thực và giấy phép lao động, thiếu điện, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ.
Đơn cử, báo cáo cho biết khoảng 60% doanh nghiệp được hỏi cho biết thiếu điện đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, làm năng suất hoạt động và năng suất lao động giảm, sản xuất và dịch vụ bị gián đoạn.
Ông Gabor Fluit cho biết, đảm bảo các giải pháp dài hạn để giải quyết vấn đề ổn định nguồn cung cấp điện vẫn là ưu tiên hàng đầu, để duy trì hiệu quả kinh doanh và khả năng phục hồi kinh tế tổng thể.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan nhưng vẫn thận trọng với kinh tế Việt Nam
EuroCham: Giá điện năng lượng tái tạo hiện chưa hợp lý
Theo tính toán các mức lãi suất trên thị trường, EuroCham cho rằng việc lấy giá trị thấp nhất làm giá trần cho điện năng lượng tái tạo là không hợp lý, gây ra sự tiêu cực cho các dự án, và tạo ra thách thức chung cho Việt Nam.
'Sao đổi ngôi' trong ngành năng lượng châu Âu
Lần đầu tiên, điện gió và điện mặt trời vượt qua điện khí, đạt kỷ lục chiếm 1/5 sản lượng điện của EU.
Thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam
Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu với các doanh nghiệp châu Âu, theo kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh mới nhất của EuroCham.
Doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD vào điện gió Việt Nam
Các doanh nghiệp châu Âu nhận định Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo và sẵn sàng đầu tư nhiều tỷ USD vào lĩnh vực điện gió của Việt Nam. Một hội đồng gồm các tập đoàn lớn đã được thành lập nhằm tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu "xanh và trách nhiệm hơn".
Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?