Tiêu điểm
'Sao đổi ngôi' trong ngành năng lượng châu Âu
Lần đầu tiên, điện gió và điện mặt trời vượt qua điện khí, đạt kỷ lục chiếm 1/5 sản lượng điện của EU.
Điện gió và điện mặt trời đã tạo ra sản lượng điện kỷ lục, chiếm khoảng 1/5 (22%) tổng sản lượng điện của EU vào năm 2022, lần đầu tiên vượt qua điện khí (20%), theo báo cáo Đánh giá Điện năng châu Âu do tổ chức tư vấn năng lượng Ember công bố mới đây.
Tỷ trọng điện than chỉ tăng 1,5 điểm phần trăm, đóng góp 16% vào sản lượng điện của EU vào năm ngoái, trong đó, 4 tháng cuối năm ghi nhận mức giảm so với cùng kỳ năm ngoái, do khu vực này ngăn chặn nguy cơ quay trở lại điện than sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022.
“Châu Âu đã tránh được điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng,” Dave Jones, người đứng đầu bộ phận chuyên sâu về dữ liệu của Ember, cho biết. “Cú sốc năm 2022 chỉ gây ra một gợn sóng nhỏ đối với điện than, nhưng lại tạo ra một làn sóng ủng hộ lớn đối với năng lượng tái tạo. Mọi lo ngại về sự phục hồi của điện than giờ đã tan biến”.
Phân tích của Ember cho thấy châu Âu đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kép trong lĩnh vực điện vào năm 2022. Ngay khi châu Âu cố gắng cắt đứt quan hệ với Nga – nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của họ, thì lại phải đối mặt với sản lượng thủy điện và điện hạt nhân thấp nhất trong ít nhất hai thập kỷ, gây ra thiếu hụt khoảng 7% tổng nhu cầu điện.
Mức tăng trưởng kỷ lục về điện gió và điện mặt trời đã giúp bù đắp mức thiếu hụt từ thủy điện và điện hạt nhân. Sản xuất năng lượng mặt trời tăng nhanh nhất, với mức tăng kỷ lục 39TWh (+24%) vào năm 2022 – gần gấp đôi kỷ lục trước đó. 20 quốc gia EU lập kỷ lục năng lượng mặt trời mới vào năm 2022.
Trong khi đó, nhu cầu điện thấp hơn cũng giúp giảm mức thiếu hụt.
Điện than ở EU đã giảm trong cả bốn tháng cuối năm 2022, với mức giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021. 26 tổ máy điện than được đặt ở chế độ chờ khẩn cấp sẵn sàng cho mùa đông chỉ hoạt động ở mức trung bình 18% công suất.
Mặc dù đã nhập khẩu thêm 22 triệu tấn than trong suốt năm 2022, nhưng EU chỉ sử dụng một phần ba trong số đó. Các quốc gia đã cam kết loại bỏ dần than như trước cuộc khủng hoảng.
Các dấu hiệu mới nhất từ ngành công nghiệp cho thấy rằng vào năm 2023, quá trình chuyển đổi sang năng lượng gió và năng lượng mặt trời của châu Âu sẽ tăng tốc để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, và sản lượng thủy điện cũng như điện hạt nhân của Pháp sẽ phục hồi.
Dave Jones nhận định thêm: “Quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của châu Âu nổi lên từ cuộc khủng hoảng này mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các nước châu Âu không chỉ cam kết loại bỏ dần than đá, mà giờ đây họ cũng đang cố gắng loại bỏ khí đốt. Cuộc khủng hoảng năng lượng chắc chắn đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi điện của châu Âu”.
Elif Gündüzyeli, chuyên gia chính sách năng lượng cao cấp tại tổ chức CAN châu Âu, cho biết: "Báo cáo đã chứng minh rằng việc giảm nhu cầu, cùng với việc tạo ra nhiều năng lượng gió và năng lượng mặt trời hơn, có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch trong ngành điện. Không nên để đến khi xảy ra khủng hoảng khí đốt thì mới nắm bắt điều này và hành động phù hợp”.
Đã có khung giá phát điện tái tạo chuyển tiếp
Hướng xử lý các dự án điện than trượt quy hoạch
Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa có ý kiến liên quan tới báo cáo, kiến nghị của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII.
Giảm tỷ trọng công suất nhiệt điện than về 13,2% vào 2045
Để từng bước thực hiện các cam kết của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới sau 2030. Năm 2045, công suất các nhà máy nhiệt điện than chỉ còn khoảng 13,2% trong tổng công suất các nhà máy điện.
Đáp án cho bài toán thoát ly điện than
Sự chuyển dịch khỏi điện than đòi hỏi Việt Nam những cân nhắc chính trị về mặt kinh tế, từ cải thiện khung pháp lý để thúc đẩy các năng lượng sạch mới, tới cải cách giá điện.
Điện than cận kề cái kết
Dịch chuyển trong hành động của hàng loạt quốc gia theo những cam kết khí hậu cho thấy sự phát triển nhiệt điện than đang đi vào những thời khắc cuối cùng.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.