Doanh nghiệp 'chuyển nguy thành cơ' mùa dịch Covid-19

Quỳnh Chi Thứ năm, 26/03/2020 - 08:05

Trước những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã chuyển nguy thành cơ, nắm bắt cơ hội để vừa tồn tại, vừa lên kế hoạch chuẩn bị cho đẩy mạnh phát triển khi dịch qua đi.

Công ty CP Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) là một doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Sản phẩm của hãng này được phân phối và bày bán tại hầu hết hệ thống siêu thị trên cả nước, các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, chợ truyền thống,… Bên cạnh đó, Vissan còn tổ chức mạng lưới phân phối riêng với hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, 100 nhà phân phối và trên 130.000 điểm bán hàng khắp toàn quốc.

Ông Phan Văn Dũng, Phó tổng giám đốc Vissan cho biết, khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, người dân có xu hướng hạn chế đến những nơi tập trung đông người, trong đó có các trung tâm thương mại và siêu thị. Cũng vì vậy mà sản lượng phân phối của hãng tại các siêu thị giảm mạnh.

Doanh nghiệp 'chuyển nguy thành cơ' mùa dịch Covid-19
Ông Phan Văn Dũng, Phó tổng giám đốc Vissan

Thế nhưng trong cái khó ló cái khôn, Vissan tận dụng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình để tạo các kho chứa hàng hoá, áp dụng hình thức bán hàng qua điện thoại. Người dân chỉ cần gọi vào đường dây nóng khi có nhu cầu mua thực phẩm, hàng sẽ được giao trong vòng hai tiếng đồng hồ.

Theo ông Dũng, hình thức này không phải mới trên thị trường nhưng lại rất mới mẻ với chính doanh nghiệp, vừa giải quyết được bài toán người dân không đến nơi đông người, vừa thay đổi cách thức bán hàng.

“Đó là điểm sáng, là cơ hội mà chúng tôi tìm được trong dịch Covid-19. Cũng thông qua việc này, sau này chúng tôi sẽ phát triển mạnh kênh bán hàng trực tuyến”, lãnh đạo Vissan cho biết.

Trên thực tế, việc tìm cơ trong nguy khi áp dụng hình thức phân phối sản phẩm qua gọi điện thoại đặt hàng hoặc đặt hàng trên các nền tảng trực tuyến cũng đã được nhiều đơn vị áp dụng và cho thấy hiệu quả rất cao. 

Dẫn ví dụ hãng bán lẻ Saigon Co.op, ông Hà Anh Tuấn, CEO Vinalink cho biết, sau khi xác định doanh số bán hàng trực tiếp tại siêu thị, cửa hàng giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh, Saigon Co.op đã ngay lập tức chuyển sang bán hàng qua kênh điện thoại và kênh trực tuyến.

Kết quả là chỉ trong ngày đầu ghi nhận ca nhiễm thứ 17 tại Việt Nam, số đơn hàng online tại Saigon Co.op đã tăng gấp 10 lần. Đến nay, lượng khách mua sắm online và qua điện thoại tăng đột biến gấp 4-5 lần. Theo ông Tuấn, một số doanh nghiệp khác cũng có doanh số tăng trưởng rất mạnh nhờ các nền tảng trực tuyến. Như sàn Tiki hiện ghi nhận khoảng 4.000 đơn hàng mỗi phút, số đơn hàng ở Lotte Mart tăng 200%, Lazada tăng 300% so với ngày thường.

Doanh nghiệp 'chuyển nguy thành cơ' mùa dịch Covid-19 1
Ông Hà Anh Tuấn, CEO Vinalink

“Giờ đây, khách chủ động đi tìm sản phẩm chứ không còn bị quảng cáo như trước đây”, CEO Vinalink cho biết trong một hội thảo trực tuyến gần đây của cộng đồng Chudoso Việt Nam.

Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm phục vụ ăn uống thường rất cao vào thời điểm này khi người dân không muốn ra ngoài và đến nơi đông người. 

Ngoài các kênh quen thuộc như Grab Food hay Now, nhiều đơn vị cũng tự chạy quảng cáo để bán hàng từ xa, thậm chí còn tìm cách để tương tác với khách hàng, nâng cao trải nghiệm. 

Chẳng hạn, các chợ hải sản không những nhận giao hàng tại nhà mà còn bán hàng thông qua các video trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội, cho người mua chứng kiến tận mắt, tự chọn món mình muốn mua và sẽ được xem người bán chế biến trước khi giao về tận nhà.

Trong thời điểm này, một số đơn vị như Imentor, SEONGON hay Elsa Speak tận dụng thời cơ, đưa ra các gói sản phẩm miễn phí trong chiến dịch chung tay để vừa có thể hỗ trợ các doanh nghiệp và cộng đồng, vừa tăng số lượng người dùng. Theo ông Hà, gói miễn phí một số doanh nghiệp đưa ra trên thực tế cũng là gói thử nghiệm nhưng sâu hơn, chẳng hạn, có thể miễn phí tới một năm thay vì một tháng như trước đây.

Có những doanh nghiệp đầu tư thu mua các kênh bán hàng có sẵn khách hàng hoặc các cửa hàng hiện đang gặp khó. CEO của Trâm Tạ Company - một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu phân phối mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ Hàn Quốc và Nhật Bản đã quyết định mua lại các tiệm làm móng không có khách ở thời điểm hiện tại với giá rẻ để đưa vào vận hành sau khi hết dịch. 

Mục đích chính của nữ doanh nhân này không phải để kiếm doanh thu từ dịch vụ làm móng. Theo đó, một số mỹ phẩm nhập khẩu từ Nhật của công ty này có giá khá cao, thường phải mất cả tiếng đồng hồ tư vấn mới bán được. Việc bán mỹ phẩm tại các spa rất khó vì khách hàng chỉ muốn được thư giãn, song nếu tư vấn tại các cửa hàng làm móng và làm tóc thì lại rất hiệu quả.

Nhiều doanh nghiệp lại biến đổi trục sản phẩm, nắm bắt xu hướng để sản xuất và phân phối các sản phẩm trong mùa dịch. Hàng loạt công ty bảo hiểm lần lượt ra mắt các gói bảo hiểm Corona, nhiều hãng dược tập trung sản xuất vitamin, nhiều hãng thời trang đẩy mạnh sản xuất khẩu trang, hãng mỹ phẩm thì đẩy mạnh sản xuất nước rửa tay sát khuẩn, doanh nghiệp sản xuất cơ khí sản xuất máy khử trùng tự động…

Doanh nghiệp tìm “cơ” trong “nguy” mùa dịch Covid-19 1
Chiếc burger mô phỏng hình vi rút Corona

Đáng chú ý, dựa vào xu hướng, có những hãng đã thiết kế sản phẩm mô phỏng hình vi rút corona, thu hút sự hiếu kỳ và thích thú cho khách hàng. Mới đây, ông Hoàng Tùng, chủ của chuỗi Pizza Home đã làm ra một loại burger với tạo hình mô phỏng vi rút corona chủng mới. Ban đầu ông Tùng chỉ làm 50 chiếc bánh cho vui và đăng tải lên mạng xã hội nhưng về sau lại không có đủ hàng để bán.

Trước đó vào tháng 2/2020 khi dịch Covid-19 khiến nông sản của bà con nông dân bị ứ đọng và đứng trước nguy cơ mất trắng, những chiếc bánh pizza thanh long do ông Tùng sản xuất đã gây sốt trên thị trường Hà Nội, vừa tạo một hướng đi mới cho bà con nông dân khiến giá trị của thanh long không bị giảm đi, vừa tạo sản phẩm mới độc, lạ cho doanh nghiệp với nguồn nguyên liệu rẻ. Ý tưởng này được thực hiện sau khi “vua bánh mỳ” Kao Siêu Lực, nhà sáng lập ABC Bakery tạo ra công thức sản xuất chiếc bánh mỳ thanh long “gây bão” Sài Gòn.

Nếu không chuẩn bị, cơ hội cũng sẽ qua đi

Nói về việc tìm kiếm cơ hội trong khủng hoảng, ông Lực cho rằng các doanh nghiệp cần luôn trong thế chủ động, để sẵn sàng đón nhận cơ hội vì cơ hội đến mà không kịp nắm bắt thì cơ hội cũng qua đi. Do đó, việc đón cơ hội cũng phải chuẩn bị từ trước chứ không chỉ là chuẩn bị để ứng phó với khó khăn.

Ông Lực nhấn mạnh: “Lái thuyền ra biển chưa gặp bão tưởng mình giỏi, nay có bão mà không bị rớt mới chứng tỏ được bản lĩnh”. Theo nhà sáng lập ABC Bakery, kinh doanh phải theo kịp thời đại, cần tính toán đến câu chuyện công nghệ 4.0. Cũng vì vậy mà ông Lực đã sớm xây dựng bảy dây chuyền sản xuất bánh khác nhau, toàn bộ được áp dụng công nghệ 4.0, chỉ chờ cơ hội đến là nắm bắt đẩy mạnh sản xuất.

Doanh nghiệp tìm “cơ” trong “nguy” mùa dịch Covid-19 2
Ông Kao Siêu Lực là người tạo ra công thức làm bánh mỳ thanh long

Từ thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam, người nông dân Việt đứng trước nguy cơ mất trắng vì nông sản không bán được. Ông Lực đã nghĩ ra công thức làm bánh mỳ thanh long, vừa tạo một sản phẩm mới, lạ để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, vừa giúp người nông dân vượt qua khó khăn. Ông cũng chia sẻ rộng rãi công thức làm bánh thanh long để các đơn vị khác cùng nhau sản xuất một thứ mà ông gọi là văn hoá của Việt Nam.

“Tôi không ngại chia sẻ, cứ khai thác. Nước ngoài đã khai thác rồi mà trong nước không khai thác thì hơi uổng”, ông Lực nói.

Đồng tình với quan điểm các doanh nghiệp phải chuẩn bị thì mới không để thời cơ tuột mất, ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam nhìn nhận, các doanh nghiệp nếu muốn phát triển bền vững thì không nên đợi tới khủng hoảng và dịch bệnh mới cải cách và tìm kiếm các phương án mới.

Ông Nhựt chia sẻ, khi công tác kho vận của Trung Quốc bị hạn chế khi dịch bùng phát và lây lan rất nhanh trong khi các thị trường trên thế giới vẫn có nhu cầu thép, NS BlueScope đã tận dụng cơ hội để tìm kiếm và có thêm các thị trường, khách hàng mới. Từ cách đây một năm, doanh nghiệp này đã luôn chuẩn bị phương án dự trữ trong trong sáu tháng đối với tất cả mặt hàng. 

Hai mặt của đại dịch Covid-19

Hai mặt của đại dịch Covid-19

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Nhìn từ một góc độ tích cực, chuyên gia huấn luyện và đào tạo phân phối, quản lý bán hàng Đỗ Xuân Tùng cho rằng, đại dịch Covid-19 sẽ mang lại một sự thay đổi rất lớn về tư tưởng kinh doanh, tất cả sẽ phải đi theo hướng chắc chắn, tử tế và bền vững thay vì làm giàu theo kiểu chộp giật, trào lưu.
Hai mặt của đại dịch Covid-19

Hai mặt của đại dịch Covid-19

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Nhìn từ một góc độ tích cực, chuyên gia huấn luyện và đào tạo phân phối, quản lý bán hàng Đỗ Xuân Tùng cho rằng, đại dịch Covid-19 sẽ mang lại một sự thay đổi rất lớn về tư tưởng kinh doanh, tất cả sẽ phải đi theo hướng chắc chắn, tử tế và bền vững thay vì làm giàu theo kiểu chộp giật, trào lưu.
Cơ hội mới cho dệt may giữa dịch Covid-19

Cơ hội mới cho dệt may giữa dịch Covid-19

Tiêu điểm -  5 năm

Khẩu trang vải kháng khuẩn và kháng giọt bắn được đánh giá là cơ hội cho doanh nghiệp dệt may khi nhu cầu gia tăng cả trong nước lẫn thế giới.

Doanh nghiệp làm gì để vượt qua khủng hoảng Covid-19

Doanh nghiệp làm gì để vượt qua khủng hoảng Covid-19

Doanh nghiệp -  5 năm

ABC Bakery, NS BlueScope và Vissan đang tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt, chờ thời cơ quay trở lại đẩy mạnh sản xuất với kỳ vọng dịch bệnh sớm qua đi.

Dịch Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số

Dịch Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số

Tiêu điểm -  5 năm

Theo lãnh đạo đứng đầu Bộ TT&TT, đây chính cơ hội để Việt Nam nhanh hoạt động chuyển đổi số. Bởi dịch Covid-19 lây lan là do tiếp xúc, trong khi đó, công nghệ số hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp.

Vi rút corona phơi bày lỗ hổng quản trị doanh nghiệp Việt

Vi rút corona phơi bày lỗ hổng quản trị doanh nghiệp Việt

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Trong cấu trúc của các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa có khả năng quản trị rủi ro và thích ứng với rủi ro. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến hàng nghìn doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do khủng hoảng bởi dịch Covid-19.

Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số

Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Khi niềm tin người tiêu dùng trở thành “tài sản sống còn” của thương hiệu, tiếp thị trung thực nổi lên như "lá chắn" giúp doanh nghiệp bảo vệ giá trị và phát triển.

Cách VNPT Technology giải bài toán thiếu nhân lực công nghệ cao

Cách VNPT Technology giải bài toán thiếu nhân lực công nghệ cao

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Thay vì tập trung tuyển dụng công nhân để đáp ứng nhu cầu mở rộng, VNPT Technology đầu tư vào tự động hóa, công nghệ số, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

Chuyển hóa khủng hoảng thương hiệu thành cơ hội: 'Tái sinh'  từ vùng xám thông tin

Chuyển hóa khủng hoảng thương hiệu thành cơ hội: 'Tái sinh' từ vùng xám thông tin

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Khoảng trống thông tin là "mồi lửa" thổi bùng khủng hoảng thương hiệu nhưng nếu được xử lý đúng cách sẽ thể trở thành cơ hội để doanh nghiệp tái sinh mạnh mẽ.

'Vũ khí' của lãnh đạo nữ trong thời đại biến động

'Vũ khí' của lãnh đạo nữ trong thời đại biến động

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Không chỉ góp mặt để hoàn thiện bức tranh đa dạng giới tính, lãnh đạo nữ còn mang theo hệ giá trị tư duy đặc trưng là thấu cảm, linh hoạt và bền bỉ nên đã góp phần tái định hình chuẩn mực lãnh đạo trong kỷ nguyên đầy bất định và áp lực chuyển đổi liên tục.

Chăm lo đời sống nhân viên: Từ xu hướng đến chiến lược sống còn

Chăm lo đời sống nhân viên: Từ xu hướng đến chiến lược sống còn

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Điều làm nên sức bền của một doanh nghiệp không chỉ là công nghệ, hệ thống hay quy trình tối ưu, mà là những con người cảm thấy mình được lắng nghe, được thấu hiểu.

SeABank tổ chức 'Ngày hội đổi rác lấy quà'

SeABank tổ chức 'Ngày hội đổi rác lấy quà'

Nhịp cầu kinh doanh -  57 phút

Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.

'Chạm vị nhân sinh': Triển lãm nghệ thuật đa giác quan gây sốt giới trẻ Hà Nội

'Chạm vị nhân sinh': Triển lãm nghệ thuật đa giác quan gây sốt giới trẻ Hà Nội

Ống kính -  1 giờ

Hành trình “chạm” để lắng nghe, thấu hiểu, đánh thức cảm xúc sống diễn ra từ ngày 11/07 đến hết ngày 13/7/2025 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

SHB ra mắt máy CRM - 'điểm chạm' giao dịch mới cho khách hàng

SHB ra mắt máy CRM - 'điểm chạm' giao dịch mới cho khách hàng

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn

Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn

Tài chính -  6 giờ

Việt Nam dần trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế với tiềm năng tăng trưởng cao và sự đồng hành của các cơ quan quản lý.

Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo

Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo

Tài chính -  6 giờ

Masan huy động thành công 300 triệu USD vay không tài sản đảm bảo, giảm mạnh chi phí lãi vay và đảm bảo thanh toán nợ đến năm 2026.

Giá vàng hôm nay 11/7: Tăng tiếp do lo ngại thuế quan

Giá vàng hôm nay 11/7: Tăng tiếp do lo ngại thuế quan

Vàng -  7 giờ

Giá vàng hôm nay 11/7 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Tuy nhiên, giá vàng quốc tế vẫn đang tiếp tục tăng do lo ngại thuế quan.

Trăn trở của ngành du lịch sau sáp nhập tỉnh thành

Trăn trở của ngành du lịch sau sáp nhập tỉnh thành

Leader talk -  7 giờ

Khi địa giới hành chính thay đổi, ngành du lịch cũng cần vẽ lại bản đồ thị trường và thương hiệu phù hợp.

Đọc nhiều