Doanh nghiệp
'Doanh nghiệp dân tộc' - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới
Hơn ba thập kỷ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đều có dấu ấn đậm nét của khối kinh tế tư nhân từng thời kỳ. Hiện nay, để nền kinh tế tăng tốc, bứt phá, doanh nghiệp tư nhân càng đóng vai trò quan trọng, thậm chí là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược trung ương Đảng về phát triển khu vực kinh tế tư nhân mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh kinh tế tư nhân là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Tổng Bí thư cũng lưu ý cần có chiến lược rõ ràng cho phát triển kinh tế tư nhân, phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế và bối cảnh địa kinh tế, địa chính trị mới của đất nước.
Đồng thời, Tổng Bí thư nhấn mạnh việc xóa bỏ mọi nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ, định kiến về kinh tế tư nhân, khuyến khích xây dựng tư duy công nghiệp, tư duy lớn và phong trào kinh doanh, khởi nghiệp trong toàn xã hội.

Tiềm năng tăng trưởng rộng lớn
Theo báo cáo của Ban Chính sách, chiến lược trung ương, Việt Nam hiện có hơn 800.000 doanh nghiệp tư nhân, trong đó 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kinh tế tư nhân hiện chiếm hơn 85% tổng số lao động trong nền kinh tế, góp phần lớn vào việc tạo công ăn việc làm cho xã hội.
Trong giai đoạn 1991-2000, Quốc hội lần lượt thông qua Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty (1991) và Luật Doanh nghiệp (1999), là dấu mốc quan trọng trong việc Nhà nước chính thức công nhận doanh nghiệp tư nhân về mặt luật pháp. Đây cũng là giai đoạn khi nhận số lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập gia tăng nhanh chóng từ trên 6.800 doanh nghiệp năm 1993 lên hơn 25.000 doanh nghiệp năm 1997.
Một loạt doanh nghiệp tên tuổi như T&T Group (1993) của doanh nhân Đỗ Quang Hiển; Tập đoàn Hòa Phát (1992) của tỷ phú Trần Đình Long; Tập đoàn BRG (1993) của Madame Nguyễn Thị Nga; Tập đoàn Geleximco (1993) của ông Vũ Văn Tiền; BIM Group (1994) của cố Chủ tịch Đoàn Quốc Việt; hay Thaco Group (1997) của ông Trần Bá Dương… cũng ra đời giai đoạn này.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời từ đó đến nay đã trở thành trụ cột trong các lĩnh vực kinh tế, điển hình là doanh nhân Đỗ Quang Hiển hay Trần Đình Long… đến nay cũng là những doanh nhân sinh sống, học tập và xây dựng sự nghiệp tại Việt Nam gắn liền với sự phát triển của đất nước.
Phát triển cùng đất nước
Thành lập năm 1993, hơn ba thập kỷ hình thành và phát triển của T&T Group gắn liền với sự phát triển của kinh tế đất nước. Ở giai đoạn đầu đổi mới, khi nền kinh tế mới mở cửa, Công ty TNHH T&T (tiền thân của T&T Group) đã tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu với mặt hàng chủ lực là điện tử.
Đến giai đoạn Chính phủ đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nội địa, T&T đã tham gia đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp rồi nhà máy sản xuất xe máy, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam hình thành nền sản xuất công nghiệp xe máy với tỷ lệ nội địa hóa lên tới 80%. Đến nay, T&T Group đã mở rộng trở thành tập đoàn tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), tiền thân là Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái gắn liền với hình ảnh doanh nhân Đỗ Quang Hiển. Sau khi đầu tư và trở thành Chủ tịch HĐQT SHB, ông Hiển đã cùng ngân hàng tiên phong thực hiện chủ trương, định hướng của Ngân hàng Nhà nước, chủ động nhận sáp nhập Habubank.
Đây chính là thương vụ nhận sáp nhập và tái cơ cấu thành công đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2013, tạo ra tiền lệ quan trọng cho ngành ngân hàng Việt Nam trong các thương vụ M&A khác và giai đoạn tái cơ cấu tiếp theo góp phần ổn định thị trường tài chính, an ninh tiền tệ quốc gia.
Đồng thời, quyết định của SHB cũng thể hiện bản lĩnh và chiến lược dài hạn nhằm tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ về quy mô và sức mạnh tài chính.
Bên cạnh đó, doanh nhân Đỗ Quang Hiển và SHB cũng ghi dấu trong việc hỗ trợ tái cơ cấu Thủy sản Bình An, giúp hàng nghìn người nông dân và người lao động ổn định cuộc sống, việc làm.
Xuyên suốt 32 năm xây dựng và phát triển, SHB kiên tâm đồng hành cùng những quyết sách quan trọng của đất nước, đưa dòng vốn tới các thành phần kinh tế, người dân, doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp SME, phụ nữ làm chủ…
Đồng thời, SHB cũng cấp tín dụng cho các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia như Cầu vượt Ngã ba Huế - Đà Nẵng (cầu vượt 3 tầng lớn nhất Việt Nam); Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc; Cảng hàng không Quản trị…

Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển dịch theo xu hướng xanh hóa, các đơn vị tư nhân cũng đi đầu trong hướng dòng vốn vào lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng tái tạo nhằm hướng đến mục tiêu giảm phát thải, trung hòa carbon của Việt Nam.
Trong đó, T&T Group, Bim Group, TTC Group, Xuân Thiện Group, CTCP Cơ điện lạnh (REE)… đều đã tham gia đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các nhà máy điện gió, điện mặt trời.
Vietcombank, Techcombank, SHB và nhiều ngân hàng đã cấp tín dụng cho các dự án xanh, kết hợp với các tổ chức quốc tế, đồng thời xanh hóa từ trong ngân hàng, thực thi ESG để phát triển bền vững.
Nhiều năm qua, SHB đã và đang tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng, xã hội trong các hoạt động bảo vệ môi trường, đóng góp vào tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của quốc gia, hưởng ứng chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ đến năm 2050, tham gia các công tác xã hội từ thiện, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn…
Khát vọng “doanh nghiệp dân tộc”
Năm 2025 được Chính phủ xác định là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021-2025), là năm tăng tốc, bứt phá, về đích.
Với quan điểm phát triển đột phá, Quốc hội, Chính phủ đã thống nhất mục tiêu tăng trưởng năm 2025 phải đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng hai con số từ năm 2026 mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân hiện nay cũng coi ứng dụng khoa học công nghệ, đối mới sáng tạo là mục tiêu tiên quyết để thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, mục tiêu phát triển thành những doanh nghiệp dân tộc như định hướng của Chính phủ.

Hòa mình trong dòng chảy lịch sử, là một phần của quốc gia, SHB sẽ tiếp tục bám sát định hướng của Đảng, Chính phủ và kiến tạo, lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới người dân, vững vàng với bốn trụ cột: cải cách cơ chế, chính sách, quy định, quy trình; con người là chủ thể; lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm; hiện đại hóa công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Ngân hàng đặt con người và văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng của quá trình chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện; lấy khoa học công nghệ, hiện đại hóa làm động lực để bứt phá, dẫn đầu; đổi mới sáng tạo là chìa khóa để bước vào kỷ nguyên mới; lấy phát triển bền vững, ngân hàng xanh làm mục tiêu chiến lược dài hạn.
Với tinh thần không ngừng đổi mới mỗi ngày, ngân hàng sẽ tiếp tục kiên định theo sáu giá trị văn hóa cốt lõi “tâm – tin – tín – tri – trí – tầm”, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
SHB đặt mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng Top 1 về hiệu quả; ngân hàng số được yêu thích nhất; ngân hàng bán lẻ tốt nhất đồng thời là ngân hàng top đầu cung ứng nguồn vốn, sản phẩm tài chính dịch vụ với khách hàng doanh nghiệp chiến lược tư nhân và Nhà nước, có chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, hệ sinh thái, phát triển xanh.
Đến cuối năm 2024, SHB ghi nhận quy mô tổng tài sản ở mức hơn 747 nghìn tỷ đồng, cung cấp dư nợ tín dụng gần 534 nghìn tỷ đồng ra nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng cấp dụng 18,2% trong năm qua. Lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25%. SHB cũng là một trong năm ngân hàng đóng góp ngân sách lớn nhất trong nhiều năm qua.
Ngày 15/3/2025, siêu sự kiện - ngày hội văn hóa với chủ đề “Vững bước vào kỷ nguyên mới” sẽ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Tập đoàn T&T Group (T&T Group) đồng tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội.
Sự kiện lấy cảm hứng từ lễ khai mạc thế vận hội Olympic với màn rước đuốc, truyền lửa và các hoạt động thể thao, triển lãm đặc sắc, chương trình âm nhạc đỉnh cao quy tụ 15.000 người là cán bộ nhân viên, người lao động của SHB và T&T Group.
Với thông điệp “nhất tâm - trí sáng - vươn tầm”, sự kiện không chỉ là cơ hội tăng cường giao lưu, lan tỏa văn hóa nội bộ mà còn tiếp thêm động lực, thổi lên ngọn lửa nhiệt huyết tới các cán bộ nhân viên; khẳng định vị thế, tầm vóc của hai tổ chức kinh tế và tâm thế sẵn sàng đồng hành cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó sẽ là dấu son tô điểm vào bức tranh rạng rỡ của đất nước trong một năm nhiều dấu mốc đặc biệt.
Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group: 'Siêu sự kiện' lấy cảm hứng từ thế vận hội
Cho vay mua nhà lãi suất thấp, SHB có gì khác biệt?
Bà Đoàn Thái Thanh Thủy, Phó giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ SHB chia sẻ, các ưu đãi mà SHB đưa ra mới chỉ là phần bề nổi để thu hút sự quan tâm ban đầu. Trong một gói vay có thể kéo dài tới 35 năm, có rất nhiều thứ nhà băng có thể làm để đồng hành cùng khách hàng.
SHB cấp gói ưu đãi vay mua xe Volvo cho khách hàng cao cấp
Khách hàng cao cấp của SHB có nhu cầu vay mua các dòng xe sang trọng của Volvo như XC60, XC90 Recharge, Volvo S90... do Tasco phân phối độc quyền sẽ nhận gói giải pháp tài chính ưu việt hàng đầu hiện nay.
Cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ vay lãi suất ưu đãi từ SHB
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo triển khai chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh
Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.