Đứng lên từ ‘bão’ Covid, viết tiếp ước mơ…
Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Chúng ta cũng không nên kêu ca lãi suất Việt Nam quá cao, so với lãi suất Mỹ là 6,5%,
Để nâng cao hiệu quả chương trình kết nối lên một ước mới phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, ngày 19/10/2017, tại TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo Nâng cao hiệu quả chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp 2017 dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú và Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng.
Tính đến cuối năm 2016 đã có gần 700 Hội nghị đối thoại giữa ngân hàng và các cấp chính quyền với doanh nghiệp được tổ chức tại 63 tỉnh, thành phố của cả nước và đã tháo gỡ khó khăn cho gần 75.000 doanh nghiệp.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện UBND TP.HCM, các Vụ, Cục NHNN, nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính - ngân hàng, các Hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng...
Tháo gỡ khó khăn cho gần 75.000 doanh nghiệp
Trong rất nhiều diễn đàn của VCCI, chủ đề kết nối đã được đề cập nhiều. Mục tiêu của kết nối chủ yếu giải quyết câu chuyện doanh nghiệp cần vốn, ngân hàng cần cho vay, nhưng cả hai đều gặp khó. Vậy đâu là vướng mắc? Làm thế nào để có một mẫu số chung để hai bên cùng chấp nhận?
Không còn cách nào khác là thông qua đối thoại để hiểu nhau, xích lại gần nhau, chia sẻ và đồng cảm, cùng nhau vượt khó. Tính đến cuối năm 2016 đã có gần 700 Hội nghị đối thoại giữa ngân hàng và các cấp chính quyền với doanh nghiệp được tổ chức tại 63 tỉnh, thành phố của cả nước và đã tháo gỡ khó khăn cho gần 75.000 doanh nghiệp.
Là người lặn lội “trên từng cây số” với doanh nghiệp và ngân hàng trong chương trình kết nối này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc chi nhánh NHNN TP.HCM chia sẻ: “Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, sau một thời gian thực hiện chương trình còn mở rộng các HTX, bà con tiểu thương và nông dân, tập trung ưu tiên cho công nghệ hỗ trợ, công nghệ cao, làm cho đồng vốn ngân hàng đến với tất cả các TP kinh tế. Nếu vay trung và dài hạn xoay quanh 8-9%, đó là mức lãi suất hợp lý ưu đãi, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính”.
Thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn kêu không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, lãi suất còn cao, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn, có dự án khả thi, nhưng không có tài sản thế chấp phải làm sao tiếp cận được với Quỹ bảo lãnh tín dụng?
Ông Nguyễn Hoàng Minh trả lời: “Cách tiếp cận thông tin của chương trình, quy chế cho vay của ngân hàng là không phân biệt đối xử các thành phẩn kinh tế, các ngân hàng đều chú trọng khách hàng của mình. Tín dụng TP.HCM 9 tháng đầu năm tăng trưởng 14%, khẳng định ngành ngân hàng không thiếu vốn, đặc biệt cho quý IV, với thanh khoản khá dồi dào, lãi suất hấp dẫn.
Chương trình sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng tài chính để phát triển kinh doanh trong dịp cuối năm. Vấn đề là doanh nghiệp phải bảo đảm phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, chính sách tài chính rõ ràng, minh bạch, tài sản thế chấp liên quan đến lịch sử tín dụng của từng doanh nghiệp lành mạnh.
Cách thứ hai khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, có dự án khả thi, nhưng không có tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ có cơ sở hạn chế rủi ro cho dòng tiền thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng. Tuy nhiên, quỹ còn khó khăn về nguồn vốn tín dụng. Thành phố phải hỗ trợ quỹ để bảo lãnh tốt hơn. Theo Thông tư 39, Thống đốc khẳng định lại lần nữa duy trì lãi suất thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Định hướng các lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu sản phẩm có chứa hàm lượng công nghệ cao
Trong thực tế, nếu doanh nghiệp có khó khăn về tài sản thế chấp, nên căn cứ vào quy định, nếu ngân hàng nào không tuân thủ, doanh nghiệp có thể liên lạc với chương trình để giải quyết, chúng tôi sẽ giữ bí mật thông tin này”.
Sự cộng sinh của ngân hàng - doanh nghiệp là sống còn của kinh tế
Trao đổi thẳng thắn, trực tiếp với đại diện của NHNN và các doanh nghiệp trong hội thảo, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “80% vốn vay của doanh nghiệp hiện nay là dựa vào ngân hàng. Chính vì thế sự cộng sinh của ngân hàng - doanh nghiệp là sống còn của nền kinh tế. Tôi làm ngân hàng thì doanh nghiệp chính là nồi cơm của chúng tôi. Về phía NHNN, tôi đánh giá cao nỗ lực của chính sách tiền tệ, duy trì ổn định tỷ giá lãi suất là tiền đề giúp doanh nghiệp ổn định nguồn vốn.
“Tôi lấy làm lạ là ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp có thể vay được hai ba ngân hàng cùng một lúc, làm sao ngân hàng kiểm soát được dòng tiền?"
TS. Nguyễn Trí HiếuTheo tôi, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh, sức khỏe tài chính, cần có thế chấp, nếu không có thế chấp thì Nhà nước phải có tín chấp. Tôi thấy nhiều doanh nghiệp không có phương án kinh doanh, hoặc phương án không thực tế, cụ thể. Một trong những vướng mắc lớn nhất là sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, vì phần lớn báo cáo tài chính không được kiểm chứng. Báo cáo thuế và báo cáo doanh nghiệp chênh nhau hàng chục tỷ là dấu hiệu sổ sách không minh bạch, khó mà có thể vay thế chấp, tín chấp”.
So sánh với hệ thống tài chính tiên tiến ở Mỹ, ông Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo: “Tôi lấy làm lạ là ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp có thể vay được hai ba ngân hàng cùng một lúc, làm sao ngân hàng kiểm soát được dòng tiền? Ở Mỹ ít doanh nghiệp nào vay được nhiều ngân hàng cùng một lúc, nhất là vốn lưu động chỉ được vay một ngân hàng. Chúng ta cũng không nên kêu ca lãi suất Việt Nam quá cao, so với lãi suất Mỹ là 6,5%, lãi suất của chúng ta không phải là cao. Tôi đề nghị NHNN tới thời điểm nên xây dựng cơ chế lãi suất trung tâm”.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Trí Hiếu, Quỹ bảo lãnh tín dụng Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả: “Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập bởi UBND địa phương nằm ngoài ngân sách, đây là cản trở của quỹ, vì địa phương không đủ tiền tăng quỹ bảo lãnh tín dụng. Nên học mô hình của Hoa Kỳ, mỗi năm chính phủ phê duyệt tín dụng cho chương trình Quản lý Doanh nghiệp nhỏ (SBA – Small Business Administration). Quỹ bảo lãnh tín dụng Việt Nam vốn phải được phê chuẩn từ quốc hội. Quỹ bảo lãnh tín dụng không thể hoạt động dưới tiêu chí lợi nhuận, tuy nhiên họ rất sợ mất vốn. Còn quỹ này ở Mỹ họ không sợ mất vốn”.
Mách nước cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ: “Một phương tiện tài chính nữa là thuê tài chính. Nhật, Mỹ hơn 90% doanh nghiệp ngoài vay ngân hàng, họ đến các công ty tài chính thuê thiết bị, công cụ. Ở Mỹ doanh nghiệp có thể thuê vận hành cho những dụng cụ lớn từ một công ty thuê tài chính, giúp doanh nghiệp thuê 3-10 năm, sau đó doanh nghiệp có quyền mua trang thiết bị đó với giá trị còn lại. Đây là công cụ tài chính rất hữu hiệu trên mọi quốc gia, còn ở Việt Nam phát triển rất yếu ớt”.
Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.