Doanh nghiệp lao đao, chính sách 'khẩu hiệu'

Sơn Phạm Thứ tư, 12/07/2023 - 11:03

Đối diện với những thách thức thị trường, doanh nghiệp càng thêm mệt mỏi khi gặp phải khó khăn cả từ phía chính sách.

Có doanh nghiệp doanh thu xuất khẩu mỗi tháng lên đến hơn 400 tỷ đồng nhưng mấy tháng nay bị chững lại vì không được hoàn thuế. Ảnh minh họa: Hoàng Anh

Số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường tăng cao, tốc độ doanh nghiệp gia nhập thị trường giảm đi là điều khiến PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đặt nghi vấn về sự tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm.

Ông Thiên nhìn nhận, doanh nghiệp “chết” đi là “chết thật”, trong khi doanh nghiệp mới gia nhập thị trường thì chưa biết được liệu có thực sự hoạt động hay không, cũng chưa có đóng góp gì nhiều cho nền kinh tế. “Như vậy, tăng trưởng nửa đầu năm dựa trên cơ sở nào”, nguyên lãnh đạo Viện Kinh tế Việt Nam đặt câu hỏi.

Cùng với đó, hiện tượng chỉ số sử dụng lao động giảm mạnh ở các địa phương có thế mạnh về ngành công nghiệp chế biến chế tạo như Bình Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai… cũng phần nào phản ánh sự hụt hơi nghiêm trọng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Số liệu về xuất khẩu phản ánh rõ điều đó. Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm giảm gần 20%, cao gấp đôi so với mức giảm chung 10% của dệt may toàn cầu. Xuất khẩu thủy sản cũng giảm rất mạnh, lên đến 27,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu giảm hơn 12% so với cùng kỳ.

Khó khăn từ phía thị trường là điều khó tránh khỏi, bởi những bất ổn địa chính trị, địa kinh tế toàn cầu vẫn đang diễn biến phức tạp, cộng thêm chuỗi cung ứng phần nào bị bào mòn sau 2 năm ứng phó với đại dịch Covid-19.

Doanh nghiệp khó đủ đường vì chính sách
Ông Đậu Anh Tuấn tại tọa đàm Kinh tế vĩ mô giữa năm 2023. Ảnh: Việt Dũng/VnEconomy

Tuy nhiên, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ ra thực trạng khiến doanh nghiệp càng lao đao hơn, đó là những khó khăn, rào cản xuất phát từ phía chính sách.

Đại diện VCCI nhìn nhận, đành rằng mục tiêu chung đã được Chính phủ xác định rõ ràng nhưng sự hành động của các bộ, ngành, cơ quan liên quan lại không giống nhau. Đơn cử, Ngân hàng Nhà nước rất vất vả trong điều hành chính sách tiền tệ để tạo điều kiện tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, trong khi khâu hoàn thuế giá trị gia tăng lại bị tắc nghẽn. Có doanh nghiệp doanh thu xuất khẩu mỗi tháng lên đến hơn 400 tỷ đồng nhưng mấy tháng nay bị chững lại vì không được hoàn thuế.

Một ví dụ khác là trong bối cảnh khó khăn, nới lỏng tài khóa thông qua giảm thuế, phí là giải pháp mang tính hiển nhiên. Thế nhưng, Bộ Tài chính lại đang ngồi họp để thảo luận đưa rất nhiều ngành hàng vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, theo dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đang được xây dựng.

Nhiều doanh nghiệp “chua chát” nói rằng thay vì thảo luận về giải pháp giảm thuế, họ đang phải thảo luận để ngành hàng của mình không bị đưa vào diện chịu thuế cao

Ông Đậu Anh Tuấn

Phó tổng thư ký VCCI

“Nhiều doanh nghiệp “chua chát” nói rằng, thay vì thảo luận về giải pháp giảm thuế, họ đang phải thảo luận để ngành hàng của mình không bị đưa vào diện chịu thuế cao. Đó là chính sách không hợp lý”, ông Tuấn cho biết.

Không nói về những chính sách mới đang được xây dựng mà ngay đối với khung chính sách cũ, rất nhiều chi phí chồng lấn nhau khiến doanh nghiệp mất đi rất nhiều năng lực cạnh tranh. Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cho biết, chi phí lương có đến 30% đóng vào bảo hiểm xã hội, là mức cao gần nhất trong khu vực, cao hơn so với Thái Lan, Malaysia và chỉ đứng sau Trung Quốc.

Bà Hương đánh giá, chi phí lao động cao lên nhiều nhưng thực tế tiền lương chi cho người lao động không tăng lên đáng kể. Đó là một phần nguyên nhân khiến nhiều ông lớn đang rục rịch chuyển đơn hàng đi sang các nước lân cận.

Điều này thể hiện rằng mục tiêu cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính không tạo ra được hiệu quả thực tế. Ông Tuấn lý giải, khẩu hiệu cải cách được nói đi nói lại rất nhiều nhưng hiếm có những thảo luận rằng nên cải cách thế nào, trách nhiệm của các bộ, ngành ra sao, lộ trình thực hiện đến khi nào. Như vậy, cải cách vẫn chỉ nằm trên giấy.

Chính sách đã khó khăn, doanh nghiệp còn hoang mang về những quy định mới tại các thị trường xuất khẩu lớn. Đơn cử như quy định về carbon và chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EU). Ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), cho biết, những quy định này sẽ tác động rất lớn tới các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như da giày, dệt may, nông sản, thủy sản… nhưng vẫn chưa có phản ứng chính sách rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các quy định này.

Ông Tuấn thẳng thắn nhìn nhận, chính những khó khăn, bất cập về chính sách là lý do khiến nhiều bạn trẻ phải đi sang Singapore, Malaysia để đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay vì đăng ký hoạt động ngay tại Tổ quốc.

Động lực tăng trưởng chính tiếp tục suy yếu

Động lực tăng trưởng chính tiếp tục suy yếu

Tiêu điểm -  1 năm

Trong bối cảnh thương mại vẫn gặp khó dù ngành dịch vụ tiếp tục giữ vững động lực, HSBC đã giảm dự báo tăng trưởng GDP 2023 của Việt Nam từ 5,2% xuống còn 5%, với kỳ vọng ba tháng cuối năm sẽ chứng kiến sự phục hồi đáng kể.

Doanh nghiệp chật vật tìm thị trường mới

Doanh nghiệp chật vật tìm thị trường mới

Tiêu điểm -  1 năm

Việc tìm kiếm các thị trường mới trên thế giới là hướng đi được các doanh nghiệp lựa chọn khi các thị trường đang hoạt động gặp khó. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn loay hoay tìm hướng đi.

Áp lực tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Áp lực tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Tiêu điểm -  1 năm

Với mức tăng trưởng GDP 3,72% trong 6 tháng đầu năm, áp lực tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm hết sức nặng nề, có quý sẽ phải tăng hơn 10% để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho cả năm 2023.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo đề nghị có chính sách ưu đãi để vay vốn dài hạn

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo đề nghị có chính sách ưu đãi để vay vốn dài hạn

Tiêu điểm -  1 năm

Hiện chưa có nhiều doanh nghiệp lúa gạo được vay vốn trung – dài hạn. Tập đoàn Tân Long, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đề nghị có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư dài hạn vì bản chất nâng cao giá trị lúa gạo nằm ở cả chuỗi giá trị.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  2 giờ

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Tiêu điểm -  6 giờ

Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.

Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách

Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách

Tiêu điểm -  7 giờ

Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  1 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  2 giờ

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Doanh nghiệp -  2 giờ

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.

Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua

Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

Tài chính -  2 giờ

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Tiêu điểm -  6 giờ

Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.