Tiêu điểm
Áp lực tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm
Với mức tăng trưởng GDP 3,72% trong 6 tháng đầu năm, áp lực tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm hết sức nặng nề, có quý sẽ phải tăng hơn 10% để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho cả năm 2023.
Nhiệm vụ nan giải
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương, bối cảnh kinh tế từ nay đến cuối năm đang tiếp tục cho thấy những khó khăn rất lớn, thách thức nhiều hơn thuận lợi; khiến cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023 theo nghị quyết của Quốc hội trở thành nhiệm vụ hết sức nặng nề.
Nếu muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, tăng trưởng quý III tối thiểu phải đạt 7,4% và quý IV phải đạt 10,3%. Mặc dù quý III của năm 2022, Việt Nam đã đạt con số tăng trưởng trên 10%, nhưng tình hình kinh tế năm nay đã khó khăn hơn rất nhiều so với năm ngoái, không dễ để đạt mức tăng trưởng cao như vậy.
Ở kịch bản thấp hơn do Bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra là GDP ở mức 6%, tăng trưởng quý III cũng phải đạt 6,8% và tăng trưởng quý IV phải là 9%. Đây vẫn là 2 con số khá thách thức, ông Phương chia sẻ.
Về những thách thức nan giải của mục tiêu tăng trưởng, chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng của cả năm 2023 trong bối cảnh kinh tế giới rủi ro và nội tại Việt Nam còn nhiều điểm nghẽn là hết sức khó khăn.
Hiện các doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nề do hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn hàng sụt giảm mạnh mẽ.
Mặt khác, tại trong nước, các thị trường quan trọng có đóng góp cho nền kinh tế như thị trường đất đai, chứng khoán, bất động sản, xây dựng… cũng đang gặp khó khăn rất lớn, cần thời gian dài để tháo gỡ. Điều này đòi hỏi nỗ lực hơn nữa của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương và sự đồng lòng, quyết tâm của người dân, doanh nghiệp.
Trong bối cảnh kém thuận lợi này, theo ông Lực, với kết quả tăng trưởng khá thấp của 6 tháng đầu năm và mức nền cao của năm 2022, Việt Nam sẽ rất khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm 2023 như Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.
Theo tính toán của Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV, dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở kịch bản cơ sở sẽ khoảng 5-5,5% (thấp hơn so với dự báo 5,5-6% hồi tháng 3). Trong đó, tăng trưởng quý III có thể đạt 7-7,2% và quý 4 đạt khoảng 6,8-7%.
Trước đó, chia sẻ với TheLEADER, chuyên gia tài chính, ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, với thực trạng tăng trưởng kinh tế hiện nay, để đạt mức tăng trưởng chung cả năm 6,5%, gần như là điều không tưởng.
Muốn đạt được mục tiêu này, GDP tính chung 6 tháng cuối năm của Việt Nam phải tăng trưởng trên 9%. Điều này là rất khó thực hiện trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế. Ở kịch bản khả quan, GDP của Việt Nam trong cả năm 2023 sẽ chỉ đạt mức 5%, vị chuyên gia này nhận định.
Vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng
Dù mục tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2023 là vô cùng thách thức, song theo ông Phương, "nhiệm vụ đã đặt ra, chúng ta vẫn phải thực hiện"
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo điều hành của Thủ tướng cũng như của Chính phủ, ông Phương cho biết, hiện Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã đề xuất nhóm chính sách giải pháp để phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Trên cơ sở kết quả của 27 đoàn công tác của Chính phủ đi làm việc với địa phương thời gian vừa qua, bộ đã dự thảo nghị quyết chuyên đề đặc biệt cho 6 tháng cuối năm về bảo đảm kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương cải cách hành chính.
Nghị quyết này hiện đã được trình xin ý kiến Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Đây cũng là nghị quyết tập trung rất nhiều giải pháp để làm sao phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xã hội từ nay đến cuối năm.
Theo đó, với nhận định tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp và khó lường, Thủ tướng đặt trọng tâm vấn đề tăng cường phân tích dự báo. Do vậy, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm đối với các bộ, ngành, đặc biệt là các bộ, ngành liên quan đến thị trường quốc tế, nắm bắt chặt chẽ tình hình, diễn biến của quốc tế, trên cơ sở đó đề xuất kịp thời các giải pháp ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống.
Nhóm giải pháp thứ hai là bám sát quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là phải giữ cho bằng được ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là yếu tố nền tảng để chúng ta thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các động lực tăng trưởng.
Trên cơ sở này, nhóm giải pháp tập trung vào việc tiếp tục điều hành hàng hoá, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng như kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các chương trình, định hướng cải thiện lãi suất cho vay để kích thích, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ chính sách tài khóa về miễn, giảm thuế, triển khai các nghị quyết của Quốc hội về giảm 2% thuế VAT.
Trong nhóm giải pháp này, sức ép về điều hành lạm phát từ nay đến cuối năm đã giảm so với trước rất nhiều. Hiện nay mức độ tăng CPI của Việt Nam khoảng 3,29%. Đây là yếu tố thuận lợi để Chính phủ có dư địa nhằm tập trung hơn vào các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.
Trọng tâm thứ ba là rà soát tất cả động lực tăng trưởng để tác động kích thích tăng trưởng. Ông Phương nhấn mạnh đến các giải pháp tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong đó, các bộ ban ngành, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tháo gỡ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp để khơi thông được động lực từ đầu tư của khu vực tư nhân. Khi tháo gỡ được những khó khăn, điểm nghẽn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nền kinh tế sẽ có thêm động lực để phục hồi tăng trưởng.
Hồi chuông báo động cho toàn nền kinh tế
[Longform] Tìm điểm sáng trong bức tranh kinh tế nửa đầu 2023
Trong bối cảnh các động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế đều suy giảm mạnh, chuyên gia cho rằng cơ hội phát triển của Việt Nam là các chính sách điều hành gần đây cho thấy quyết tâm thúc đẩy kinh tế trong nước như hạ lãi suất điều hành, xóa bỏ các rào cản pháp lý/quy định và cho phép nối lại các dự án bất động sản, chính sách thị thực mới nhằm hút khách quốc tế...
Hồi chuông báo động cho toàn nền kinh tế
Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 ở mức rất thấp chính là hồi chuông báo động rất lớn. Chính phủ cần có các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để đưa nền kinh tế phục hồi, lấy lại đà tăng trường.
Kinh tế gặp khó nhưng số liệu vẫn ‘đẹp như mơ’?
Tổng cục Thống kê khẳng định, các phương pháp tính toán những chỉ số quan trọng của nền kinh tế như tỷ lệ thất nghiệp, CPI... luôn có sự đồng hành của các tổ chức quốc tế, đảm bảo minh bạch, xác thực và tuân theo chuẩn mực quốc tế.
Chính phủ đề ra 7 giải pháp lớn nhằm sớm ổn định kinh tế vĩ mô
Một trong những ưu tiên quan trọng nhất là tiếp tục hạ lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và thị trường bất động sản.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.