Doanh nghiệp Việt áp đảo thương mại điện tử Đông Nam Á

Minh Nhật Thứ tư, 17/03/2021 - 20:18

Có tới năm doanh nghiệp nội địa Việt Nam góp mặt trong tốp 10 sàn thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2020 dựa trên lượng truy cập, theo báo cáo từ cổng thông tin thương mại điện tử iPrice.

Các doanh nghiệp Việt xuất hiện trong bảng xếp hạng tốp 10 lần lượt là Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop. Những cái tên còn lại của khu vực là hai ông lớn Shopee, Lazada và ba công ty khởi nghiệp kỳ lân là Tokopedia, Bukalapak và Blibli từ Indonesia.

Thế Giới Di Động chiếm giữ thứ hạng 5 trong các website thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2020 với lượt truy cập là 28,6 triệu, chỉ cách Bukalapak 7 triệu lượt truy cập. Tính riêng thị trường trong nước, Thế Giới Di Động là doanh nghiệp nội địa nằm ở vị trí thứ hai trong suốt cả năm 2020.

Tại vị trí thứ 6, sàn thương mại điện tử đa ngành Tiki vượt qua Blibli để trở thành điểm sáng của doanh nghiệp Việt với 22,5 triệu lượt truy cập, theo sau là Sendo với 14,3 triệu lượt truy cập, xếp hạng thứ 8.

Doanh nghiệp Việt áp đảo thương mại điện tử Đông Nam Á

Ở báo cáo Quý II/2019, tất cả doanh nghiệp Việt Nam đều nằm ở tốp dưới của các website thương mại điện tử Đông Nam Á. Tuy nhiên, cán cân này đã thay đổi rõ rệt hơn trong báo cáo năm 2020.

Đồng thời, bản đồ thương mại điện tử Đông Nam Á còn cho thấy Việt Nam là thị trường lớn thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia. Theo đó, tổng lượt truy cập website năm 2020 của Việt Nam gấp 4 lần so với Malaysia, 3 lần so với Philippines và gấp đôi con số của Thái Lan.

Điều này càng khẳng định mạnh mẽ tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp nội địa trong khu vực và kích cỡ của thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Theo dự đoán của Google, thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 sẽ có thể đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực là 34%.

Khách hàng vẫn là trọng tâm trong năm 2021

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, có thể thấy rằng các doanh nghiệp thương mại điện tử đã nhanh chóng đổi mới để đón đầu xu hướng. Hầu hết các sàn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đều tập trung tạo ra những giá trị bổ sung hướng đến khách hàng để thu hút và giữ chân họ trên nền tảng, ứng dụng.

iPrice Group và AppsFlyer phân tích trên hơn 12,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên các thiết bị Android cho thấy rằng tỷ lệ gỡ ứng dụng tại Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, lên đến 49% giai đoạn quý II/2020. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng trung thành hơn với lựa chọn của mình, có xu hướng xoá các ứng dụng không phù hợp sau khi thử dùng.

Vì thế, bên cạnh việc tập trung vào các chiến dịch thu hút khách hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam cũng cần cân nhắc đến việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng mới hơn nữa.

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company đề cập rằng nhân tài là yếu tố các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực cải thiện để đảm bảo đà duy trì tăng trưởng. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi thương mại điện tử Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước tiến tới dự báo đạt quy mô thị trường 29 tỷ USD vào năm 2025, cộng thêm lĩnh vực còn mới và chưa có nhiều trường lớp đào tạo bài bản, chuyên sâu.

Tập trung vào nguồn nhân lực, tìm kiếm và trọng dụng nhân tài có thể là một trong những yếu tố tạo “sức bật” cho các doanh nghiệp thương mại điện tử trong thời gian tới.

3 xu hướng thương mại điện tử trong năm 2021

3 xu hướng thương mại điện tử trong năm 2021

Tiêu điểm -  3 năm
Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng sự đổi mới trong chiến lược bán hàng được dự báo sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của thương mại điện tử năm nay.
3 xu hướng thương mại điện tử trong năm 2021

3 xu hướng thương mại điện tử trong năm 2021

Tiêu điểm -  3 năm
Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng sự đổi mới trong chiến lược bán hàng được dự báo sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của thương mại điện tử năm nay.
Việt Nam dẫn đầu với lãnh đạo nữ ngành thương mại điện tử

Việt Nam dẫn đầu với lãnh đạo nữ ngành thương mại điện tử

Tiêu điểm -  3 năm

Số liệu nghiên cứu của iPrice Group chỉ ra rằng, Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ ở bậc quản lý doanh nghiệp ngành thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á chiếm cao nhất lên đến 46%.

3 xu hướng thương mại điện tử trong năm 2021

3 xu hướng thương mại điện tử trong năm 2021

Tiêu điểm -  3 năm

Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng sự đổi mới trong chiến lược bán hàng được dự báo sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của thương mại điện tử năm nay.

Thương mại điện tử Việt Nam hồi phục sau đại dịch

Thương mại điện tử Việt Nam hồi phục sau đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Tổng lượt truy cập của top 50 website có mặt trong Bản đồ Thương mại điện tử Việt Nam tăng 13% so với 6 tháng đầu năm. Đặc biệt, ngành hàng thời trang trở thành tâm điểm khi có mức tăng trưởng mạnh về lượng truy cập website lên đến 33%.

Thương mại điện tử Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD

Thương mại điện tử Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD

Tiêu điểm -  3 năm

Theo Google, Temasek và Bain&Company, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng 29% trong giai đoạn 2020-2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD vào năm 2025.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  4 phút

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  2 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  3 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  5 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  5 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".

Dấu hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản

Dấu hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản

Bất động sản -  6 giờ

Thị trường bất động sản đang cho thấy những dấu hiệu đảo chiều rõ rệt sau chu kỳ biến động, với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều phân khúc từ đầu năm 2024.