Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu online?

Việt Hưng Thứ hai, 20/12/2021 - 14:19

Các thương hiệu thành công cùng Amazon trong 2021 là các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp làm tốt khâu tiếp thị, xây dựng hình ảnh sản phẩm và câu chuyện thương hiệu của mình như: gốm sứ Minh Long, nón bảo hiểm Royal Helmet, rong nho Trường Thọ, bào tử lợi khuẩn LiveSpo...

Bất chấp những thách thức to lớn mà đại dịch Covid-19 gây ra cho các doanh nghiệp trên toàn cầu, các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon vẫn tiếp tục phát triển và lớn mạnh. Trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/8/2021, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ. Số lượng sản phẩm được bán bởi các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ trên cửa hàng của Amazon tăng 34% so với năm 2020.

Trong năm 2021, Amazon Global Selling cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất và đơn vị khởi nghiệp tại Việt Nam chuyển đổi quy trình xuất khẩu. Bên cạnh đội ngũ tại TP. HCM, một đội ngũ chuyên trách nữa cũng đã được thành lập tại Hà Nội.

Hơn 50 khóa học Seller University đã được thực hiện. Hơn 70 sự kiện, hội thảo trực tuyến, chương trình đào tạo cũng được tổ chức nhằm cung cấp kiến thức quan trọng liên quan đến TMĐT xuyên biên giới, giúp các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng nắm bắt cơ hội đưa các sản phẩm "Made in Vietnam" ra thị trường quốc tế.

"Năm 2022, Amazon Global Selling Việt Nam sẽ tiếp tục đặt kỳ vọng và đầu tư nhiều hơn nữa cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi hướng tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đơn vị khởi nghiệp bằng cách cung cấp kiến thức và tổ chức các hoạt động đào tạo chuyên sâu", ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ.

Doanh nghiệp Việt làm gì để nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu online?
Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam

Về lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác lợi ích từ khoản đầu tư toàn cầu của Amazon với cơ sở hạ tầng hậu cần hàng đầu cùng với các công cụ và dịch vụ tiên tiến, để nhanh chóng triển khai hoạt động kinh doanh của trên Amazon, tiếp cận hơn 300 triệu khách hàng trên toàn thế giới và phát triển trở thành thương hiệu toàn cầu.

Mong ông chia sẻ về tình hình bán hàng của doanh nghiệp Việt Nam đang bán trên Amazon theo chương trình Amazon Global Selling?

Ông Gijae Seong: Các con số chính xác về số lượng doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia Amazon Global Selling và tổng doanh thu của các đối tác bán hàng khi xuất khẩu qua kênh Amazon chưa thể công bố cụ thể.

Tuy nhiên, chúng tôi xin cung cấp các con số về tỉ lệ tăng trưởng để mọi người cùng hình dung về tốc độ và quy mô phát triển. Trong năm vừa qua có hàng ngàn đối tác doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia trên Amazon và đạt được những mốc tăng trưởng rất nhanh. Tổng giá trị xuất khẩu của SME Việt Nam qua Amazon trong năm qua tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái (thống kê 12 tháng từ 1/9/2020 đến 30/8/2021).

Cùng giai đoạn khảo sát kể trên, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam bán hàng qua các cửa hàng Amazon trên toàn thế giới vượt mốc doanh số 100.000 USD, 500.000 USD và 1 triệu USD cũng đã tăng lần lượt hơn 18%, 53% và 40% chỉ sau 1 năm.

Doanh nghiệp Việt làm gì để nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu online? 1
Tổng giá trị xuất khẩu của SME Việt Nam qua Amazon trong năm qua tăng 48% so với cùng kỳ

Tỉ lệ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới của Amazon tại Việt Nam so với Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines như thế nào?

Ông Gijae Seong: Trong 2-3 năm vừa qua, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất so với 4 nước được kể tên phía trên bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines. So với thời điểm từ năm 2019 đến nay, tổng doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua Amazon đã tăng trưởng vượt bậc.

Nếu so sánh với một số quốc gia thì quy mô sản xuất và tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam hiện tại còn khá hạn chế. Làm sao để các sản phẩm Made in Vietnam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và làm nổi bật được lợi thế của chúng ta so với các nước khác, thưa ông?

Ông Gijae Seong: Chúng tôi cho rằng tính cạnh tranh, lợi thế sản phẩm còn tùy thuộc vào ngành hàng. Có thể ở giai đoạn này, Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm công nghệ, điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ cao tham gia xuất khẩu cùng Amazon. 

Tuy nhiên, một số ngành hàng khác như sản phẩm về gia đình, bếp, các dụng cụ hay liên quan tới trang trí nội thất, mây tre đan thì Made In Vietnam được khách hàng quốc tế đánh giá cao về chất lượng, thiết kế tinh tế cao cấp, tính độc đáo & nổi bật, hoàn toàn không thua kém bất cứ nơi nào.

Nói về tính cạnh tranh, chúng tôi tin rằng "chất lượng sản phẩm" là điều kiện cần thiết, tiên quyết, bắt buộc khi gia nhập vào Amazon ở tất cả các thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng về mặt chất lượng, họ ý thức và luôn sẵn sàng rồi nên việc cạnh tranh không còn nằm ở việc sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng.

Sự cạnh tranh nằm ở việc liệu các doanh nghiệp Việt Nam đã biết cách xây dựng thương hiệu, kể lại những câu chuyện thương hiệu với bản sắc riêng nhưng cũng đồng thời phải phù hợp với thị hiếu quốc tế và thuyết phục được người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm hay không?

Trọng tâm chiến lược năm 2022 có một mục tiêu là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu toàn cầu trên Amazon. Bằng cách cung cấp đào tạo, giới thiệu các công cụ và dịch vụ xây dựng thương hiệu, Amazon sẽ hỗ trợ tiếp thị các thương hiệu Made In Vietnam theo thị hiếu của khách hàng quốc tế.

Các thương hiệu thành công cùng Amazon trong 2021 là các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp làm tốt khâu tiếp thị, xây dựng hình ảnh sản phẩm và câu chuyện thương hiệu của mình như: gốm sứ Minh Long, nón bảo hiểm Royal Helmet, rong nho Trường Thọ, bào tử lợi khuẩn LiveSpo...

Doanh nghiệp Việt làm gì để nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu online? 2
Ngành hàng khác như sản phẩm về gia đình, bếp, các dụng cụ hay liên quan tới trang trí nội thất, mây tre đan thì Made In Vietnam được khách hàng quốc tế đánh giá cao về chất lượng

Về tình hình sản phẩm nông sản Made in Vietnam tham gia Amazon trong năm 2021 ra sao thưa ông? Sản phẩm nông sản nào chiếm doanh số cao nhất?

Ông Gijae Seong: Chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới cùng Amazon năm vừa qua.

Một vài loại sản phẩm nông ngư sản có thể kể đến là gạo, bánh tráng, hạt điều, cà phê hoặc các sản phẩm sấy khô và đặc biệt có một sản phẩm nông ngư nghiệp Việt Nam được quan tâm năm vừa qua là rong nho.

Vừa qua, chúng tôi cũng vinh danh một đại diện doanh nghiệp thành công đến từ ngành nông ngư nghiệp là Rong Nho Trường Thọ. Ngoài ra có thể kể đến sản phẩm gạo đến từ Ecoba, bánh tráng Tanisa, bánh tráng Hai Thiền, hạt điều Lafooco, cà phê Trung Nguyên, nước mắm Mami.

Tất cả các sản phẩm liên quan đến thực phẩm đều phải đáp ứng các quy chuẩn như FDA hoặc US như quy định của thị trường Hoa Kỳ về các sản phẩm thực phẩm hoặc liên quan đến thực phẩm.

Với mức tăng trưởng hiện tại, Amazon có chiến lược cụ thể nào để cùng các doanh nghiệp Việt Nam nâng mức tăng trưởng này lên cao hơn nữa trong năm 2022?

Ông Gijae Seong: Hiện nay, hàng ngàn các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia Amazon tuy nhiên chúng tôi vẫn thấy rằng đây mới chỉ là những bước khởi đầu của các doanh nghiệp cũng như Amazon tại thị trường Việt Nam. Tiềm năng của Việt Nam ở thương mại điện tử xuyên biên giới còn rất lớn trong những năm tới.

Chiến lược mà chúng tôi có thể chia sẻ trong năm 2022 là tăng nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam để nhìn thấy các cơ hội trong việc xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Đồng thời thúc đấy việc đào tạo kiến thức với các tài liệu tiếng Việt được xuất bản trên website, Youtube, Facebook Zalo, và sắp tới Amazon Global Selling sẽ có cả các chuyên gia đào chuyên nghiệp để hướng dẫn, đào tạo, cập nhật các thông tin, quy trình, cách thức làm e-commerce cho doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó là việc đơn giản hoá các thủ tục và tinh gọn lại quá trình đăng ký, gia nhập vào Amazon, cải thiện quy trình đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng cũng như người bán thông qua Seller Central bằng tiếng Việt.

Một điểm nữa là để phát triển đồng bộ và toàn diện thì cần có thêm những hợp tác với các cơ quan bộ ngành chính phủ cũng như các hiệp hội hỗ trợ từng ngành hàng. Chúng tôi cũng tái cấu trúc lại đội nhóm để có các nhóm chuyên trách từng ngành hàng để hỗ trợ hiệu quả sát sao hơn cho từng đối tác bán hàng Việt Nam.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và fintech

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và fintech

Khởi nghiệp -  3 năm
Những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet, cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.
Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và fintech

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và fintech

Khởi nghiệp -  3 năm
Những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet, cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.
4 điều cần làm để chạm tới trái tim khách hàng trong đại dịch

4 điều cần làm để chạm tới trái tim khách hàng trong đại dịch

Tiêu điểm -  2 năm

Cuộc chiến thương hiệu trên nền tảng số chưa bao giờ khốc liệt đến thế. Làm sao để nhãn hàng không bị "nhấn chìm" trước hàng vạn chiến dịch khác?

Kỳ tích xuất nhập khẩu giữa bão Covid-19

Kỳ tích xuất nhập khẩu giữa bão Covid-19

Tiêu điểm -  2 năm

Bất chấp những ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Number 1 Soya Canxi mang thông điệp 'chai mới siêu cool, xương siêu cứng' của THP Group

Number 1 Soya Canxi mang thông điệp 'chai mới siêu cool, xương siêu cứng' của THP Group

Tiêu điểm -  2 năm

Mang thông điệp “Chai mới siêu cool, xương siêu cứng”, Sữa đậu nành Number 1 Soya Canxi với phiên bản đóng chai mới đã chính thức ra mắt, giúp các gia đình và giới trẻ có thêm sự lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng, giúp xương cứng cáp.

Lời giải cho bài toán “khát” nhân tài công nghệ Việt

Lời giải cho bài toán “khát” nhân tài công nghệ Việt

Tiêu điểm -  2 năm

Nhân tài công nghệ là điều kiện tiên quyết trong sự vươn lên của những “kỳ lân” tại Việt Nam. Khi cả thế giới đều “khát” nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, thì việc tìm tòi, đào tạo, phát triển các tài năng công nghệ sẽ đảm bảo sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong nền kinh tế số.

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  11 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  13 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  15 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  15 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  15 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  16 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.