4 điều cần làm để chạm tới trái tim khách hàng trong đại dịch

Việt Hưng Chủ nhật, 19/12/2021 - 17:46

Cuộc chiến thương hiệu trên nền tảng số chưa bao giờ khốc liệt đến thế. Làm sao để nhãn hàng không bị "nhấn chìm" trước hàng vạn chiến dịch khác?

Triển khai marketing mùa lễ hội càng sớm càng tốt

Việt Nam vừa trải qua một năm khó khăn với nhiều đợt giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh của nhiều nhãn hàng, đẩy họ rơi vào trạng thái "ngủ đông", phải giảm thiểu tối đa chi phí để duy trì sự sống còn của thương hiệu.

Thời điểm mùa lễ hội năm nay chính là cơ hội để các doanh nghiệp “thu gặt” doanh thu, kích thích người tiêu dùng mua sắm.

Chính vì vậy, việc đẩy sớm hoạt động marketing sẽ giúp nhãn hàng dễ dàng “xâm chiếm "thị phần tâm trí" người tiêu dùng trong lúc đối thủ còn chưa kịp "rã đông".

4 điều cần làm để chạm tới trái tim khách hàng trong đại dịch
Người tiêu dùng tích trữ hàng hóa tại các siêu thị lớn

Bên cạnh đó, Covid-19 khiến người tiêu dùng nảy sinh tâm lý "phòng thủ" và "tích trữ" hàng hóa. Họ có xu hướng mua sắm đồ dùng cần thiết cho các ngày lễ, tết sớm hơn so với mọi năm bởi nỗi lo hàng hóa thiếu hụt và vận chuyển có thể bị gián đoạn.

Vì vậy, nhãn hàng cần bắt đầu các hoạt động marketing ngay bây giờ để kịp thời đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mùa lễ hội năm nay.

Tiếp cận khách hàng bằng thông điệp chạm tới trái tim

Năm nay khác với năm ngoái, người dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều "cú sốc" lớn không chỉ về tài chính mà còn cả về tinh thần.

Nhiều sự mất mát từ việc làm, đến mất kết nối gia đình, người thân, không thể ra ngoài,... tạo ra một môi trường tâm lý tiêu cực, tác động lớn tới suy nghĩ và hành vi tiêu dùng.

Vì vậy, nên tiếp cận người tiêu dùng bằng sự cảm thông sâu sắc, đồng thời truyền tải năng lượng tươi sáng tới họ bằng những thông điệp tích cực.

4 điều cần làm để chạm tới trái tim khách hàng trong đại dịch 1
Biti’s Hunter triển khai chiến dịch Marketing "Tết chỉ cần được trở về" vào dịp Tết 2021

Một số thông điệp mùa lễ hội được các nhãn hàng áp dụng năm ngoái tới nay vẫn hiệu quả phải kể tới Homing (Về nhà), Appreciation (Sự biết ơn), New Beginning (Khởi đầu mới) và Celebration (Ăn mừng).

Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng năm nay có nhiều sự thay đổi. Họ mong muốn được "vỗ về", sẻ chia đồng thời cũng hy vọng về một tương lai tươi sáng, lạc quan.

Vì vậy, nhãn hàng có thể triển khai các thông điệp mang tính gắn kết như: "Kết nối", "Sum họp", "Gắn kết yêu thương", "Sẻ chia", hay những thông điệp tích cực như "Tái sinh", "Sức sống mới".

Khai thác nội dung Video trực tuyến và Gaming

Xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ offline sang online của người tiêu dùng năm qua đã thúc đẩy các dạng nội dung mới mẻ phát triển bùng nổ, đặc biệt là dạng nội dung video trực tuyến và gaming.

Báo cáo của Adsota cho thấy tỷ lệ người xem nội dung video trực tuyến mỗi lần online lên tới 97,6%. Còn đối với gaming, lượng người chơi game tại nước ta đã tăng đột biến hơn 30% năm qua, chiếm tới hai phần ba dân số trẻ với độ tuổi từ 18 - 30.

Cả 2 dạng nội dung này đều giúp người dùng có thể tương tác và kết nối với người khác trong thời gian thực một cách chân thực gần như miễn phí.

Chính vì vậy, chúng nhanh chóng trở thành hình thức giải trí và "sinh hoạt số" mới, được ưa chuộng nhất kể từ khi Covid-19 bùng nổ tại Việt Nam.

4 điều cần làm để chạm tới trái tim khách hàng trong đại dịch 2
Mentos kết hợp Gaming Influencer với hình thức Livestream trong chiến dịch ra mắt sản phẩm mới

Ứng dụng tính mới và độ phủ cao của 2 dạng nội dung trên, nhãn hàng sẽ dễ dàng trở nên nổi bật, thu hút người tiêu dùng trên nền tảng số.

Cụ thể, đối với nội dung Video trực tuyến, nhãn hàng có thể tập trung sản xuất video ngắn/dài, Webinar hay Livestream trực tuyến để tạo ra sự mới mẻ và thu hút trong cách truyền tải thông điệp tới khách hàng tiềm năng.

Còn đối với nội dung gaming, dạng nội dung sở hữu người theo dõi chủ yếu là giới trẻ, nhãn hàng có thể kết hợp cùng gaming Influencer trong các chiến dịch truyền thông nhằm phủ sóng tới nhóm đối tượng này hiệu quả, từ đó tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt với sản phẩm/dịch vụ trong mùa lễ hội tới đây.

Khác biệt hóa thương hiệu với gaming influencer marketing

Trong nhiều cách làm marketing, nhãn hàng nên chọn những con đường mới để tạo sự nổi bật, những thế mạnh truyền tải thông điệp, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho dịch vụ/sản phẩm của mình.

Gaming Influencer Marketing là một trong những "mỏ vàng" mà nhiều thương hiệu chưa khai thác. Đây là con đường được đánh giá là hình thức marketing mới mẻ và đủ sức giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật trong cuộc chiến nhận diện khốc liệt năm nay.

Khác với KOL/Influencer thông thường, nhãn hàng khi kết hợp với gaming influencer sẽ dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng chất lượng mà họ “nuôi dưỡng” hàng ngày.

Đồng thời, khi kết hợp với Gaming Influencer, điểm chạm giữa thương hiệu và khách hàng sẽ đa dạng hơn bởi Gaming Influencer không chỉ hoạt động trên các kênh online thông thường, mà còn cả các kênh liên quan tới Livestream và Gaming.

Bên cạnh đó, nhãn hàng còn có thể kết hợp với Gaming Influencer bằng rất nhiều hình thức như: Quảng cáo hiển thị chủ động, Quảng cáo Instream Banner, Video review sản phẩm/dịch vụ,... đây đều là những hình thức có tỷ lệ chuyển đổi rất cao hiện nay.

Chân dung khách hàng mùa Covid-19

Chân dung khách hàng mùa Covid-19

Tiêu điểm -  2 năm
Tình hình tài chính khó khăn cùng những trải nghiệm mua sắm không tốt như khan hiếm hàng hóa, giao hàng chậm, phiếu đi chợ cách ngày... đã khiến người tiêu dùng nảy sinh nhiều tâm lý như "tích trữ hàng hóa", "phòng thủ" và "tiết kiệm chi tiêu".
Chân dung khách hàng mùa Covid-19

Chân dung khách hàng mùa Covid-19

Tiêu điểm -  2 năm
Tình hình tài chính khó khăn cùng những trải nghiệm mua sắm không tốt như khan hiếm hàng hóa, giao hàng chậm, phiếu đi chợ cách ngày... đã khiến người tiêu dùng nảy sinh nhiều tâm lý như "tích trữ hàng hóa", "phòng thủ" và "tiết kiệm chi tiêu".
Thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi rõ rệt sau giãn cách

Thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi rõ rệt sau giãn cách

Tiêu điểm -  2 năm

Theo khảo sát của Kanta WorldPanel, 77% hộ gia đình Việt Nam và 74% hộ gia đình ở 9 quốc gia khác trong khu vực châu Á sẽ mua sắm theo cách ít bốc đồng hơn, chú trọng về giá trị trực tiếp của sản phẩm và tập trung yếu tố giá bán và các chương trình khuyến mãi.

Chân dung khách hàng mùa Covid-19

Chân dung khách hàng mùa Covid-19

Tiêu điểm -  2 năm

Tình hình tài chính khó khăn cùng những trải nghiệm mua sắm không tốt như khan hiếm hàng hóa, giao hàng chậm, phiếu đi chợ cách ngày... đã khiến người tiêu dùng nảy sinh nhiều tâm lý như "tích trữ hàng hóa", "phòng thủ" và "tiết kiệm chi tiêu".

Thang máy Việt Nam và hành trình ra thế giới

Thang máy Việt Nam và hành trình ra thế giới

Tiêu điểm -  2 năm

7 năm sau lần đầu tiên được Bộ Công thương đưa vào danh mục các sản phẩm có thể tự sản xuất trong nước, thang máy Việt Nam đang dần tiến ra thế giới, chinh phục những thị trường khó tính nhất nhưng đồng thời cũng là những thị trường tiềm năng nhất.

Shark Vương bắt tay 2 đại gia Nhật xây trung tâm logistics thông minh ở Bắc Ninh

Shark Vương bắt tay 2 đại gia Nhật xây trung tâm logistics thông minh ở Bắc Ninh

Tiêu điểm -  2 năm

Hai tập đoàn Nhật Bản là Yoshida Kaiun Group và Mitsubishi Estate Vietnam sẽ kết hợp với Công ty CP Western Pacific để xây dựng trung tâm logistics thông minh và kho hàng không kéo dài tại Bắc Ninh.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.