Tiêu điểm
Doanh nghiệp Việt sẽ mang gì đi đánh xứ người?
Nhiều doanh nghiệp Việt mong muốn mở rộng kinh doanh ra nước ngoài trong 3 năm tới.
Bất chấp những bất ổn đang diễn ra như căng thẳng địa chính trị và nhu cầu toàn cầu chững lại, các nền kinh tế trong khu vực ASEAN vẫn duy trì sự ổn định.
Khu vực này được Ngân hàng UOB dự báo sẽ tiếp tục phát triển với động lực là tầng lớp trung lưu đang gia tăng, sở hữu đội ngũ lao động trẻ và năng động, khả năng kết nối ngày càng nhiều và đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ.
Trong đó, Việt Nam được coi là một điểm sáng với triển vọng tích cực vào năm 2024. Dự báo tăng trưởng của UOB cho Việt Nam trong năm nay là 6%, phù hợp với mục tiêu của Chính Phủ là 6-6,5%.
Từ khảo sát 4.000 doanh nghiệp tại 7 thị trường ASEAN và Trung Quốc, gồm 525 doanh nghiệp tại Việt Nam, UOB cho biết có gần 90% doanh nghiệp Việt Nam mong muốn mở rộng kinh doanh ra nước ngoài trong 3 năm tới, mà ASEAN là thị trường hàng đầu.
Ngân hàng có trụ sở tại Singapore đánh giá, thách thức lớn nhất trong chiến lược "mang chuông đi đánh xứ người" của doanh nghiệp Việt Nam là khâu quản lý chuỗi cung ứng, cũng như tình trạng lạm phát khiến chi phi vật tư, nguyên liệu tăng.
Theo khảo sát của UOB tại Việt Nam, 60% doanh nghiệp cho biết họ mở rộng ra nước ngoài là để tăng doanh thu và chọn các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới làm phương thức kinh doanh.
Tất nhiên, để tham gia bán hàng trên môi trường số cũng đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần chi nhiều hơn cho hoạt động số hóa, với hầu hết ngân sách đều tăng từ 10-25% tại phần lớn các đơn vị được hỏi.
Đổi lại, bài toán số hóa cũng đặt ra những thách thức về vấn đề an ninh mạng, nhân sự thiếu kỹ năng chuyển đổi số và rủi ro gia tăng về xâm phạm dữ liệu.
Ngoài ra, "tính bền vững" cũng là yếu tố được 94% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát đề cập khi tiến ra thị trường nước ngoài. Nhưng thực tế, chưa đầy một nửa các doanh nghiệp triển khai được các hoạt động này.
Các doanh nghiệp nói với UOB rằng, tính bền vững sẽ giúp nâng cao danh tiếng, xây dựng thương hiệu tốt hơn và thu hút các nhà đầu tư ở thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, họ lại gặp phải những rào cản như: thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu các lựa chọn tốt về tài chính bền vững, và lo ngại về tác động tiêu cực đến lợi nhuận.
Trong đó, bài toán lớn nhất liên quan tới các giải pháp tài chính xanh. Đây cũng là bài toán được phía UOB quan tâm, do ngân hàng này đang nhận thấy nhu cầu về các giải pháp tài chính bền vững trong khu vực tăng cao.
"Bằng cách cung cấp các giải pháp tài chính xanh cho doanh nghiệp tại Việt Nam, UOB đang giúp thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng nhanh hơn và rộng rãi hơn các giải pháp bền vững", ông Lim Dyi Chang, Giám đốc khối ngân hàng doanh nghiệp của UOB Việt Nam nhấn mạnh.
Thực tế, để mở rộng ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang mong đợi những hỗ trợ tài chính như: ưu đãi thuế hoặc hoàn thuế, các nguồn tài trợ hoặc trợ cấp dành cho các thị trường mới.
Bên cạnh những hỗ trợ tài chính này, hơn 40% doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm các hỗ trợ phi tài chính, như kết nối với các doanh nghiệp lớn là khách hàng tiềm năng mà công ty của họ có thể cung cấp ở thị trường nước ngoài.
Không riêng các doanh nghiệp mong muốn kinh doanh ở thị trường nước ngoài, mà hầu hết các doanh nghiệp trong nước cũng đang quan tâm tới tài chính xanh, theo Tổ chức tài chính quốc tế IFC tại Việt Nam.
Tài chính xanh được hiểu bao gồm: các khoản vay ưu đãi kèm cam kết giảm tác hại đến môi trường, các trái phiếu xanh, trái phiếu liên kết bền vững, vốn đầu tư về khí hậu, và các công cụ trung gian...
Theo các chuyên gia, để tiếp cận tài chính xanh, doanh nghiệp Việt Nam cần sớm chuyển đổi sang mô hình "quản trị xanh", bắt đầu bằng các tiêu chuẩn về ESG trong quản trị, trong đó cần quyết tâm cao từ những người đứng đầu.
UOB dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ không tăng lãi suất điều hành
From Waste to Wow: Hành trình sáng tạo xanh của Vincom và Limloop
Cuộc thi thiết kế túi từ vật liệu tái chế với chủ đề “From Waste to Wow” một lần nữa khẳng định vị thế của hệ thống trung tâm thương mại hàng đầu Việt Nam cùng vai trò “Lãnh đạo xanh tiên phong” luôn song hành cùng mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia và các đối tác doanh nghiệp.
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý II: Điểm sáng từ LPBank
Mùa công bố kết quả kinh doanh quý II đang đến gần, tuy không đột biến, song lợi nhuận của ngành ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực nhờ vay tiêu dùng và tăng trưởng dương từ tín dụng. Bức tranh 6 tháng đầu năm còn nhiều mảng đan xen, song dự kiến sẽ xuất hiện nhiều điểm sáng.
Ráo riết đòi nợ, Xây dựng Hòa Bình lại báo lãi
Mức lãi kỷ lục của Hòa Bình chủ yếu do được hoàn nhập dự phòng nợ khó đòi và thu nhập đột biến từ thanh lý tài sản cố định.
Kinh tế tuần hoàn: Cần kiên định lựa chọn giải pháp
Các giải pháp kinh tế tuần hoàn có thể triệt tiêu hiệu quả lẫn nhau nếu được kết hợp triển khai một cách thiếu tính toán.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.