Diễn đàn quản trị
Doanh nhân Pháp đưa chocolate Việt Nam đi khắp thế giới
Thấu hiểu và trận trọng các giá trị Việt là yếu tố quan trọng để đồng sáng lập người Pháp của thương hiệu Marou thành công trên chặng đường 10 năm đưa chocolate Việt Nam đi khắp thế giới.

Xuất hiện trong buổi ra mắt dòng sản phẩm thanh sô-cô-la mới của Marou, giữa rất nhiều người trẻ Việt Nam và quốc tế, chú Lâu - một người nông dân trồng cacao đến từ Tiền Giang khiến cả căn phòng đang huyên náo bỗng lắng lại khi chú chia sẻ về lần bén duyên với cây cacao hơn 37 năm trước cũng như 8 năm gắn bó với thương hiệu Marou.
Vào thập niên 70, khi được uống cốc cacao từ Mỹ, chú nghĩ rằng Hawaii trồng được thì Việt Nam cũng trồng được nhưng sao lại không có. Từ thời điểm đó, chú đã nuôi mong ước về những cây ca cao chất lượng do chính mình trồng nên. Đến thập niên 80, Tiền Giang phát động chương trình quốc gia về trồng cây cacao, chú là người xung phong trồng thử và quyết tâm gắn bó với loại cây này.
Cách đây gần 10 năm, chú Lâu đón đội ngũ Marou lúc đó mới thành lập để bàn hợp tác về nguồn cung ứng hạt cacao. Tuy nhiên, hạt cacao của chú lúc đó chưa đạt các tiêu chuẩn của hãng, chú cũng phần nào cảm thấy “sốc”.
“Sau đó, các chuyên gia tận tình xuống chỉ cho tôi cách lên men theo quy trình Marou, tôi nghĩ phải làm cái gì thị trường cần chứ không phải làm cái mà mình sẵn có”, chú Lâu chia sẻ.
Gần bốn thập kỷ kinh nghiệm trồng và lên men hạt cacao đầy tâm huyết cùng sự hỗ trợ từ các chuyên gia, chú Lâu được ghi nhận là một trong 15 đơn vị lên men cacao tốt nhất thế giới vào năm 2019.
Điều khiến chú ấn tượng nhất là đội ngũ nhân sự Marou cũng như hai nhà sáng lập dù là người Pháp nhưng lại hoà vào văn hoá Việt Nam, coi chú như người thân trong gia đình của họ.

Anh Vững, trưởng nhóm tìm kiếm nguyên liệu của Marou cho biết, đối với Marou, việc duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp, đặc biệt là với người nông dân rất quan trọng. Khác với các công ty chocolate khác chỉ đến vùng nguyên liệu một lần/năm để thu mua thì đội ngũ Marou đến nông trại hàng tháng để thu mua và nếm từng mẻ hạt, phát hiện các vấn đề và hỗ trợ người nông dân về vấn đề kỹ thuật.
“Các cô chú không chỉ là người cung ứng nguồn nguyên liệu mà còn là gia đình. Chúng tôi về trang trại như về quê, hỏi thăm tình hình sức khoẻ, gia đình cô chú”, anh Vững chia sẻ.
Marou hiểu rằng, sản phẩm chất lượng đến từ nguồn nguyên liệu chất lượng. Người nông dân hạnh phúc và được quan tâm, hỗ trợ về cuộc sống và kỹ thuật cũng sẽ tạo nên những hạt cacao chất lượng nhất. Họ cũng hiểu rằng với người nông dân, đầu ra rất quan trọng nên đã đảm bảo thu mua hạt cacao ổn định ở mức cao, bất chấp những khó khăn lớn như đại dịch Covid-19. Đó cũng là nền tảng để hãng này đảm bảo được nguồn cung ứng chất lượng và ổn định.
“Chúng tôi đã và đang xây dựng mối quan hệ với nông dân trồng cacao ở Việt Nam bằng cách hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho họ, xây dựng thêm nhiều trang trại trồng cacao. Chúng tôi đang hỗ trợ cho những thế hệ nông dân trồng cacao có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ tới. Chúng tôi muốn trở thành người dẫn đầu trong cộng đồng cacao và cống hiến trở lại cho cộng đồng trong suốt hành trình phát triển của mình”, Vincent Mourou, đồng sáng lập Marou cho biết.
Cách đây 10 năm, hai công dân Pháp Samuel Maruta và Vincent Mourou đã tình cờ gặp nhau trong một chuyến khám phá Việt Nam vào năm 2010 và cùng bị ấn tượng bởi cách người nông dân trồng cacao ở đồng bằng sông Cửu Long. Sau vài thao tác đơn giản trên Google với từ khoá "trang trại trồng cacao", hai người thẳng tiến tới một trang trại không có địa chỉ cụ thể tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên chuyến phà trở lại Sài Gòn, họ quyết tâm gây dựng nên công ty tên là Marou, Faiseurs de Chocolat.
Hai chàng trai lúc đó ghép tên mình làm thành tên thương hiệu sản xuất chocolate (Marou), nhận giấy phép kinh doanh tại TP.HCM vào cuối 2011 và chính thức thành lập công ty vào năm 2012, đánh dấu sự ra đời của thương hiệu chocolate nguyên bản và đầu tiên của Việt Nam.
Ngay từ những năm đầu thành lập, thương hiệu chocolate sản xuất trọn gói từ hạt cacao đến thanh chocolate thành phẩm (bean-to-bar) đã gây bão giới mộ điệu chocolate, thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế, được ca ngợi là “nhân tài mới trong ngành chocolate” tại sự kiện lớn ở Paris; cũng như gây ấn tượng sâu sắc với cố đầu bếp Michelin Michel Roux và Pierre Hermé.
Marou đã trở thành trung tâm bàn tán, nhận được cái nhìn tôn trọng của những tên tuổi lớn trong ngành khi mang đến hơi thở mới lạ bằng sản phẩm chất lượng "made in Vietnam".

Dòng sản phẩm đầu tiên của Marou là chocolate nguyên chất được đặt tên theo 6 tỉnh thành vốn là nguồn gốc của chúng, bao gồm: Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa và Đắk Lắk.
Hương vị cacao tại mỗi sản phẩm phản ánh hương vị của thổ nhưỡng vùng đó, bao gồm đặc điểm địa hình và thời tiết. Hạn hán tạo nên vị chua gắt, trong khi mùa mưa lớn tạo nên hương vị trái cây hoặc nét trầm ấm thường thấy ở gia vị.
Đáng chý ý, đánh dấu cột mốc một thập kỷ phát triển, vào cuối năm ngoái, Marou đã tung ra sản phẩm thanh chocolate đặc biệt có vị phở - thay cho lời ca ngợi hương vị ẩm thực đặc trưng của đất nước và tôn vinh chặng đường khởi đầu từng bước của công ty. Phở Spice Bar là sự pha trộn của cacao với lần lượt 5 loại gia vị làm nên món phở gồm bạch đậu khấu, hoa hồi, hạt ngò, quế và đinh hương.
Tiếp nối cột mốc kỷ niệm 10 năm thành lập, Marou tiếp tục ra mắt thêm hai dòng sản phẩm chocolate dạng thanh với cách tiếp cận về thành phần, kiểu dáng và tệp khách hàng hoàn toàn mới mang ý tưởng Graphic Novel - chuyến hành trình về miền nhiệt đới.
“Marou Bars sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách pha trộn nhiều nguyên liệu hơn từ các loại trái cây và hạt, tạo nên 3 hương vị khác nhau. Kích cỡ của thanh chocolate cũng thay đổi để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng hơn”, Vincent cho biết.
Marou Faiseurs de Chocolate hiện sở hữu chuỗi cửa hàng lớn tại TP.HCM và Hà Nội, đồng thời xuất khẩu sản phẩm đến 20 quốc gia.
“Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty chocolate truyền cảm hứng nhất ở châu Á và chúng tôi muốn tạo ra những trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng”, Vincent nói.
Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ
Chiến lược đúng, thực thi sai: Bài học từ 2 trận thua đầu tiên của FPT ở nước ngoài
Chiến lược kinh doanh phải bám sát xu hướng trong nước và thế giới, phù hợp với năng lực triển khai thực tế của doanh nghiệp và cần có sự linh hoạt trong cách thức triển khai.
‘Thương hiệu nông sản có được từ niềm tin của người tiêu dùng’
Đây là ‘chân lý’ mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhấn mạnh khi nói về việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt.
Yếu tố giúp Việt Nam thăng hạng trong danh mục ưu tiên của nhà đầu tư nước ngoài
Nguồn năng lượng ổn định, đặc biệt là từ nguồn năng lượng sạch, sẽ giúp Việt Nam hấp dẫn hơn với dòng vốn đầu tư nước ngoài, theo đại diện Amcham.
Thủ tướng đối thoại với nông dân: Cùng nâng cao nhận thức về xây dựng thương hiệu
Nhà sáng lập Tập đoàn TH mong muốn Thủ tướng và Chính phủ quan tâm, hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu nông sản và tiếp cận nhiều thị trường xuất khẩu.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.