Leader talk

Yếu tố giúp Việt Nam thăng hạng trong danh mục ưu tiên của nhà đầu tư nước ngoài

Kiều Mai Thứ năm, 02/06/2022 - 11:27

Nguồn năng lượng ổn định, đặc biệt là từ nguồn năng lượng sạch, sẽ giúp Việt Nam hấp dẫn hơn với dòng vốn đầu tư nước ngoài, theo đại diện Amcham.

Trả lời phỏng vấn TheLEADER, ông John Rockhold, Chủ tịch AmCham Việt Nam, nhận định, để thu hút FDI chất lượng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao, Việt Nam buộc phải có một nguồn năng lượng ổn định.

“Không công ty nào muốn đến Việt Nam nếu họ biết có khả năng sẽ bị cắt điện trong vòng 1 - 2 tiếng đồng hồ. Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề này, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp công nghệ cao nữa tới Việt Nam, không chỉ từ Mỹ, bởi Việt Nam đã có nguồn nhân lực, cùng các yếu tố khác để làm công nghệ cao”, ông phân tích.

Yếu tố giúp Việt Nam thăng hạng trong mắt nhà đầu tư nước ngoài
Ông John Rockhold, Chủ tịch AmCham Việt Nam.

Đặc biệt, sức hấp dẫn của Việt Nam sẽ càng gia tăng khi có thể tạo ra nguồn năng lượng sạch ổn định, bởi hiện nay, rất nhiều công ty, rất nhiều sản phẩm đòi hỏi quá trình sản xuất dùng điện sạch.

“Việt Nam có cơ hội tốt và tiềm năng lớn để tận dụng xu hướng này, bởi quốc gia này sở hữu nhiều nguồn tự nhiên, và trên thực tế đã phát triển tốt thời gian qua như năng lượng mặt trời”, ông John Rockhold nhấn mạnh bên lề hội nghị thượng đỉnh kinh doanh của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Việt – Mỹ đầu tháng 3 năm nay, bà Marisa Lago, Thứ trưởng Thương mại phụ trách thương mại quốc tế Mỹ cho biết, năng lượng và biến đổi khí hậu là một trong ba lĩnh vực doanh nghiệp Mỹ ưu tiên hợp tác với Việt Nam, và sẵn sàng giới thiệu các tập đoàn hàng đầu trong mảng năng lượng của nước này.

Không chỉ doanh nghiệp Mỹ, các doanh nghiệp nước ngoài khác, khi lựa chọn thị trường mới, hoặc mở rộng đầu tư cũng lấy năng lượng, nhất là năng lượng sạch làm tiêu trí ưu tiên đầu tư.

Việc tiếp cận năng lượng sạch không chỉ xuất phát từ nhu cầu tiết giảm chi phí trước mắt, mà còn là một phần trong nỗ lực tổng thể và cấp bách về giảm phát thải carbon của các doanh nghiệp, mà nếu chậm trễ triển khai sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận, khả năng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp, và cả danh tiếng.

Khảo sát “HSBC Navigator: Tiêu điểm Đông Nam Á” chỉ ra rằng, là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất trên thế giới hiện nay, phát triển bền vững ở Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đang hoạt động tại đây cân nhắc rất kỹ lưỡng.

Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA) trong báo cáo gần đây ước tính rằng, các tập đoàn đa quốc gia có đóng góp khoảng 150 tỷ USD vào doanh thu xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đã đưa ra các cam kết cụ thể về trung hoà carbon, hoặc giảm phát thải carbon ở các phạm vi và lộ trình khác nhau.

Một số doanh nghiệp thậm chí còn đặt mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2025.

Số lượng các doanh nghiệp và mức độ tham vọng của các cam kết phát triển bền vững dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới. “Do mối liên kết chặt chẽ và phụ thuộc qua lại giữa các tập đoàn nước ngoài và nền kinh tế Việt Nam, hành trình hướng tới phát triển bền vững của các thương hiệu toàn cầu này là cơ hội mà Việt Nam không thể bỏ qua hay để tuột mất”, IEEFA nhấn mạnh.

Cơ hội hút FDI ‘xanh’ từ doanh nghiệp châu Âu

Đánh giá về thương mại, đầu tư Mỹ - Việt Nam, ông John Rockhold nhận định, tiềm năng phát triển được ghi nhận ở cả hai chiều, khi nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, và ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng tìm kiếm cơ hội tại thị trường hàng đầu thế giới này.

Bằng chứng là trong chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Mỹ vừa qua, nhiều biên bản thỏa thuận, cam kết đầu tư đã được ký kết.

Chia sẻ thêm, Giám đốc điều hành AmCham Adam Sitkoff kỳ vọng, trong thời gian tới, giá trị thương mại, đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng. Các nhà đầu tư Mỹ rất hào hứng với các cơ hội tại Việt Nam, không chỉ ở Hà Nội, TP.HCM mà ngay cả khu vực các tỉnh miền Trung.

Nhiều tập đoàn Mỹ đề nghị hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi số

Khảo sát của AmCham cuối năm ngoái cho biết, các doanh nghiệp, công ty đang trên đà trở lại với hoạt động sản xuất kinh doanh, và lạc quan về tương lai của thị trường Việt Nam. Việc triển khai vaccine tại Việt Nam đã cho phép nhiều lĩnh vực, ngành nghề mở cửa và phục hồi với lộ trình an toàn, cũng như đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.

Đáng chú ý, có gần 80% thành viên AmCham Việt Nam được hỏi đánh giá rất tích cực, hoặc tích cực về triển vọng trung và dài hạn tại thị trường Việt Nam. Đồng thời, những thành viên này cũng đã lên kế hoạch hoặc đang cân nhắc đầu tư thêm tại Việt Nam.

Tuy vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài, như căng thẳng giữa Nga và Ukraine, nhu cầu suy yếu tại châu Âu, hay lạm phát toàn cầu, ông

Cơ hội tăng trưởng sẽ chậm hơn ở Việt Nam do vị thế nước sản xuất và thương mại trong bối cảnh thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng gián đoạn. Cùng với đó, chính sách zero Covid nghiêm ngặt tại Trung Quốc cũng sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hoàn thành các sản phẩm xuất khẩu cuối cùng.

Nhiều năm qua, Mỹ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với gần 1.150 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,3 tỉ USD, xếp thứ 11/141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Mỹ đã tăng khoảng 250 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỉ USD năm 2021. Đặc biệt, kim ngạch song phương năm 2021 tăng gần 21 tỉ USD so với năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt mốc 100 tỉ USD với Việt Nam, và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ.

Doanh nghiệp Mỹ lên kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Doanh nghiệp Mỹ lên kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Mối quan tâm của các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ chủ yếu ở các lĩnh vực như logistics, công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng sạch, chuyển đổi số, lĩnh vực kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững...
Doanh nghiệp Mỹ lên kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Doanh nghiệp Mỹ lên kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Mối quan tâm của các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ chủ yếu ở các lĩnh vực như logistics, công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng sạch, chuyển đổi số, lĩnh vực kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững...
Ba 'hàng rào' ngăn vốn ngoại đổ vào năng lượng tái tạo

Ba 'hàng rào' ngăn vốn ngoại đổ vào năng lượng tái tạo

Leader talk -  2 năm

Yêu cầu từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là từ lĩnh vực điện gió vốn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, sẽ sớm vượt quá khả năng cho vay của nhiều ngân hàng trong nước, từ đó đặt ra yêu cầu gỡ bỏ các hạn chế để thu hút vốn ngoại.

Sự thay đổi trong cơ cấu dòng vốn FDI

Sự thay đổi trong cơ cấu dòng vốn FDI

Tiêu điểm -  2 năm

Vốn điều chỉnh và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu nước ngoài trở thành điểm sáng trong thu hút FDI 5 tháng đầu năm nay khi vốn đăng ký mới vẫn tiếp đà sụt giảm.

Dấu hiệu chững lại trong thu hút FDI mới

Dấu hiệu chững lại trong thu hút FDI mới

Tiêu điểm -  2 năm

Mặc dù Covid-19 gần như không còn là 'rào cản' trong các hoạt động tại Việt Nam, nhưng việc thu hút các dự án FDI mới đang có dấu hiệu chững lại, trong khi đó số vốn đăng ký mới cũng sụt giảm mạnh.

56% doanh nghiệp FDI báo lỗ

56% doanh nghiệp FDI báo lỗ

Tiêu điểm -  2 năm

Phân tích báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2020 của Bộ Tài chính cho thấy, trong số hơn 25 nghìn doanh nghiệp FDI đang hoạt động, có đến hơn 14 nghìn doanh nghiệp báo lỗ.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.