Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Khu bến cảng Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng được đưa vào danh mục ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2025.
Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) đã hoàn thiện hồ sơ, trình thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 với nhiều nội dung quan trọng.
Trong danh mục ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng công cộng và cảng biển trọng điểm đến năm 2030, khu bến cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) xuất hiện với mức vốn 32.000 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2025) từ nguồn doanh nghiệp.
Bốn năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương bổ sung cảng biển Trần Đề vào quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.
Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo ưu tiên vận động vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài để thực hiện dự án.
Từ căn cứ đó, tỉnh xin Thủ tướng xem xét, cho chủ trương nghiên cứu thực hiện dự án khu phức hợp cảng biển nước sâu dựa theo đề xuất của nhà đầu tư International Local Development Consortium (ILDC).
ILDC có trụ sở chính ở Pháp nhưng trên thực tế đăng ký địa chỉ tại Hong Kong (Trung Quốc), có văn phòng tại Tây Ban Nha và Pháp, là tập đoàn đa quốc gia đầu tư đa ngành hoạt động trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 35 công ty trực thuộc.
ILDC liên kết chặt chẽ với các hệ thống tài chính quốc tế tại châu Âu và Trung Đông, luôn có giải pháp kinh tế tài chính đặc biệt.
Hoạt động chính của ILDC là phát triển các dự án phục vụ điều kiện dân sinh và sử dụng công nghệ cao vào các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, xử lý nước và môi trường.
ILDC đề xuất dự án khu phức hợp cảng biển nước sâu tại cửa biển Trần Đề tỉnh Sóc Trăng theo hình thức PPP.
Dự án có phạm vi đầu tư dự kiến khoảng 6.000ha. Trong đó 2.000ha mặt nước tại cửa biển Trần Đề và Vĩnh Châu, 2.000ha mặt nước khu vực neo đậu chuyển tải hàng hóa và 2.000ha khu kho bãi dịch vụ, khu công nghiệp và đô thị gắn liền với khu cảng biển.
Các hạng mục đầu tư gồm: Cụm cảng biển nước sâu Mekong ILDC – 4.000ha (quy mô 200.000DWT), khu kho bãi trên bờ 500ha và khu công nghiệp 1.500ha.
Tổng vốn đầu tư dự kiến 136.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 6 tỷ USD).
Theo tính toán của nhà đầu tư, doanh thu của dự án đến từ các dịch vụ cảng biển, kho bãi, khu công nghiệp... Đây cũng chính là cơ sở để thu hồi khoản đầu tư dự án.
Dự kiến đầu tư phân kỳ thành 15 giai đoạn, vốn đầu tư mỗi giai đoạn ước khoảng 9.100 tỷ đồng. Dự án đầu tư theo hình thức BOO của Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Theo đề xuất, ILDC sẽ góp khoảng 122.850 tỷ đồng (tương đương 90% tổng vốn đầu tư), nhà nước góp vốn vào dự án theo từng giai đoạn bằng giá trị đất sạch bàn giao cho nhà đầu tư (tương đương 10% tổng vốn dự án).
Đáng chú ý, thời hạn đầu tư của dự án được đề xuất là 70 năm và tự động gia hạn.
Để khẳng định quyết tâm thực hiện dự án, nhà đầu tư đồng ý sẽ lập nghiên cứu tiền khả khi và nghiên cứu khả thi của dự án cho tỉnh Sóc Trăng.
Nghiên cứu được triển khai ngay khi nhà đầu tư nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư từ cấp có thẩm quyền và ký kết hợp đồng nguyên tắc PPP.
Theo ILDC, quy hoạch cảng biển nước sâu sẽ phá vỡ cấu trúc quy hoạch định hướng phát triển đô thị, kinh tế, xã hội hiện hữu của Sóc Trăng.
Nhà đầu tư cho biết sẽ tư vấn và cùng địa phương lập, điều chỉnh lại quy hoạch cho tỉnh theo định hướng mới.
Pháp nhân quản lý và thực hiện dự án là Công ty CP Cảng quốc tế Mekong ILDC. Dự kiến sẽ đưa cảng và khu dịch vụ trên bờ vào khai thác năm 2026, hoàn chỉnh các hạng mục còn lại vào năm 2030.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.