Quốc tế

Đột phá robot tại Trung Quốc

Văn Cao Thứ năm, 24/08/2017 - 10:04

Năm 2016, Trung Quốc là quốc gia sử dụng nhiều robot nhất thế giới và con số này đang tăng lên từng ngày.

Thị trường robot ở Trung Quốc hiện có quy mô khoảng 11 tỷ USD

Năm ngoái, theo ước tính của Liên đoàn Robotics Quốc tế (IFR), lượng giao hàng robot đến Trung Quốc chiếm gần một phần ba tổng số toàn cầu. Việc lắp đặt công nghệ robot trong các cơ sở công nghiệp tăng 27% trong năm 2016 và dự kiến sẽ tăng 75% vào năm 2019.

Một trong những lý do cho sự phát triển nhanh chóng đó là tiềm năng lớn của Trung Quốc khi nước này có tỉ lệ robot trên số lượng người lao động vẫn ở mức thấp. Tại đây, tỷ lệ đó là 49 robot trên 10.000 người lao động - trong khi mức trung bình toàn cầu là 69. Tỷ lệ này của Trung Quốc cũng thấp hơn nhiều so với ở Mỹ, một trong năm quốc gia hàng đầu của công nghiệp robot với 176 robot/10.000 nhân công.

Bắc Kinh muốn đạt được tỷ lệ khoảng 150 robot/ 10.000 nhân công lao động vào năm 2020. Trung Quốc hiện đang "mua" số lượng robot tự sản xuất của nước này ngày càng lớn nhằm thúc đẩy các nỗ lực tự động hoá trong các ngành như thực phẩm, điện tử và sản xuất ô tô.

Sự tăng trưởng trong việc lắp đặt robot hiện chưa làm giảm lương trong nước. Từ năm 2010 đến năm 2014, lương của người lao động sản xuất ở Trung Quốc đã được tăng hơn 50% theo dữ liệu Tài chính hộ gia đình Trung Quốc. 

Các nhà kinh tế cho rằng, sự gia tăng tự động hóa ở Trung Quốc có thể có những tác động toàn cầu vì nó có thể làm trầm trọng thêm nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của nước này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người đề xuất ý tưởng “cách mạng robot” vào năm 2014. Tiếp đó, robot là trọng tâm trong chiến lược Made in China 2025 (Sản xuất ở Trung Quốc 2025) mà Chính phủ nước này đưa ra mới đây.

Chiến lược này nhằm hiện đại hóa các nhà máy, nâng cao mức độ tự động hóa và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Những ngành mà Trung Quốc ưu tiên tự động hóa bao gồm sản xuất ôtô, hàng điện tử, thiết bị gia dụng, hậu cần, và thực phẩm.

Thị trường robot ở Trung Quốc hiện nay có quy mô khoảng 11 tỷ USD. Chính phủ nước này đang muốn tăng thị phần của robot mang thương hiệu trong nước lên mức 50% vào năm 2020, từ mức 32% trong năm ngoái. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu sản xuất 100.000 robot mỗi năm vào năm 2020, so với mức 33.000 robot vào năm 2015
Cách mạng Robot của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu

Cách mạng Robot của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu

Quốc tế -  7 năm

Trung Quốc đang lắp ráp nhiều robot hơn bất kỳ nước nào, và điều này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tủ sách quản trị -  7 giờ

Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

Hồ sơ quản trị -  7 giờ

Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Doanh nghiệp -  13 giờ

Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  15 giờ

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  20 giờ

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.