Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.
Đơn vị thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM khẳng định dự án sẽ xong trong năm 2019 nếu được bàn giao mặt bằng sớm.
Gỡ hàng loạt “nút thắt”
Dự án chống ngập khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 trị giá gần 10.000 tỷ đồng tạm ngưng thi công từ cuối tháng 4/2018 do vướng mắc liên quan đến việc sử dụng thép, việc tái cấp vốn cho đơn vị thực hiện.
Đến tháng 1/2019, (sau hơn 7 tháng tạm ngừng thi công) UBND TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh quá trình giải quyết các thủ tục để dự án tái khởi động sớm nhất.
Mới đây, văn phòng UBND TP.HCM đã có công văn khẩn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến về tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Theo đó, ông Tuyến thống nhất điều chỉnh thiết kế cơ sở, ranh thu hồi đất của dự án theo đề xuất của Đoàn Kiểm tra đánh giá dự án tại Báo cáo số 693/2019.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng chấp thuận điều chỉnh thiết kế đoạn kè thuộc hạng mục cống Bà Bướm, phường Phú Thuận, quận 7, theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
UBND TP.HCM cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan và chủ đầu tư dự án khẩn trương rà soát, tham mưu, trình đề xuất UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh ranh dự án đối với các vị trí đã được chấp thuận và hạng mục cống Bà Bướm trước ngày 5/3.
Bên cạnh đó UBND TP.HCM cũng chấp thuận chủ trương thuê đơn vị tư vấn là Viện nghiên cứu cơ khí thuộc Bộ Công thương kiểm định, đánh giá việc thay đổi vật liệu thép (mác thép) chế tạo cửa van dự án theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những động thái này của UBND TP.HCM được cho là nhằm tháo gỡ những vướng mắc cho dự án chống ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1.
Hoàn thành trong năm 2019 nếu có mặt bằng
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Trung Nam cho biết, trước Tết nguyên đán, công tác thi công đã quay trở lại trên một số công trường của dự án nhưng chỉ nhỏ lẻ.
Theo ông Tiến, hiện đơn vị thực hiện dự án đang tích cực huy động nhân sự, máy móc và giải quyết một số vấn đề liên quan để thi công rầm rộ trong tháng 3/2019.
“Chúng tôi đang cố gắng hoàn tất các khâu liên quan để bắt đầu thi công rầm rộ trở lại, đẩy nhanh tiến độ dự án. Dự án đặt mục tiêu hoàn thành trong năm 2019 nếu thành phố kịp bàn giao mặt bằng trong tháng 6 này”, ông Tiến nói.
Giám đốc Công ty TNHH Trung Nam cho biết thêm, dự án tạm ngưng thi công thời gian dài đã gây ra nhiều thiệt hại. Riêng về mặt tài chính, nhà đầu tư đã thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng, còn ngân sách Nhà nước bị ảnh hưởng bởi lãi vay ngân hàng.
Theo hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao), dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019 nhưng đã không về đích đúng hẹn vì địa phương chậm bàn giao mặt bằng. Dự án không thể hoàn thành theo đúng cam kết lẫn hợp đồng, do đó UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất của Công ty TNHH Trung Nam về việc đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước gia hạn thời gian tái cấp vốn phù hợp với tiến độ triển khai.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TPHCM được khởi công từ tháng 6/2016. Dự án bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40-160m. Ngoài ra, dự án chống ngập do triều còn có hạng mục đê bao ven sông Sài Gòn dài 7,8km, bảo vệ các đoạn xung yếu, các cống nhỏ dưới đê với khẩu độ từ 1-10m.
Dự án được xây dựng theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), TP.HCM sẽ thanh toán cho nhà đầu tư 84% bằng tiền và 16% quỹ đất.
Đây là một trong những dự án trọng yếu cho chương trình đột phá giảm ngập nước của TP. Dự án sẽ giúp kiến tạo sự đổi thay hạ tầng và nâng cao chất lượng sống cho gần 7 triệu người dân của khu vực 570 km2 thuộc bờ hữu sông Sài Gòn (quận 1, 4, 7, 8 và huyện Bình Chánh, Nhà Bè).
Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.
Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.