Đường đến 100 tỷ USD của ngành bán dẫn Việt Nam

Việt Hưng Chủ nhật, 22/09/2024 - 14:53

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam với tầm nhìn năm 2050 đạt doanh thu 100 tỷ USD mỗi năm nhờ một công thức đặc biệt.

Công thức đặc biệt cho ngành bán dẫn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Chiến lược lần này được triển khai theo một công thức đặc biệt là: C = SET + 1.

Trong đó: C - chip bán dẫn; S - Specialized (chuyên dụng, chip chuyên dụng); E - electronics (điện tử, công nghiệp điện tử); T - talent (nhân tài, nhân lực); + 1 - Việt Nam là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn.

Với công thức này, Chính phủ định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn.

Giai đoạn một bắt đầu từ 2024 đến 2030, Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc, phát triển trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu, hình thành năng lực cơ bản trong tất cả các công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử của công nghiệp bán dẫn.

Giai đoạn này, Chính phủ đặt mục tiêu hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, một nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực.

Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam dự kiến đạt trên 50.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Giai đoạn hai từ 2030 đến 2040, Việt Nam định hướng trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI.

Mục tiêu giai đoạn này là hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 2 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng. Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam dự kiến đạt trên 100.000 kỹ sư.

Giai đoạn ba từ 2040 đến 2050, Việt Nam định hướng trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

Đến 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đặt mục tiêu đạt trên 100 tỷ USD/năm.

Quy mô nhân lực ngành bán dẫn Việt Nam đến 2030 dự kiến đạt trên 50.000 kỹ sư - Ảnh: VH

Năm nhiệm vụ quan trọng

Trên cơ sở các nội dung đề ra, chiến lược nêu bật 5 nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp thực hiện, tập trung vào nhiệm vụ phát triển chip chuyên dụng.

Nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi, sản phẩm chip chuyên dụng đột phá thế hệ mới thông qua đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu công nghệ lõi về bán dẫn, tập trung vào các lĩnh vực như chip AI, chip IoT.

Đồng thời, phát triển hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn trong nước, kết nối với hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn của các đối tác chiến lược; xây dựng nền tảng, công cụ dùng chung phục vụ khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo chuyên gia, thiết kế, phát triển chip bán dẫn; thúc đẩy phát triển, sử dụng chip chuyên dụng trong một số ngành, lĩnh vực: nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tự động hóa, điện tử tiêu dùng, công nghiệp chuyển đổi số…

Từ việc phát triển chip chuyên dụng, Chính phủ sẽ thúc đẩy nhiệm vụ phát triển công nghiệp điện tử nói chung, với trọng tâm là các thiết bị điện tử thế hệ mới tích hợp các chip chuyên dụng, chip AI.

Đi kèm với đó là chính sách ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước để mua sắm thiết bị điện tử trong nước nhằm thúc đẩy, phát triển thị trường công nghiệp điện tử.

Hỗ trợ, thúc đẩy các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước sản xuất thiết bị điện tử thế hệ mới hướng tới phát triển thành doanh nghiệp đa quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu và phát triển thị trường quốc tế; có cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số mở rộng sang đầu tư, sản xuất thiết bị điện tử thế hệ mới; hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

Phát triển hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài phục vụ sản xuất thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới.

Song song với đó là nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài. Ưu tiên đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyển tiếp từ nguồn nhân lực sẵn có là các kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số, cùng với lợi thế nguồn nhân lực có năng lực về STEM.

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, xây dựng giáo trình và nghiên cứu cấp đại học và sau đại học; đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu; phát triển các trung tâm dữ liệu, các hệ thống siêu máy tính phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử và các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,...

Một nhiệm vụ khác là thu hút đầu tư, xây dựng cơ chế ưu đãi cao nhất để thu hút có chọn lọc dự án đầu tư nước ngoài có hàm lượng công nghệ cao trong công nghiệp bán dẫn, điện tử từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương; xây dựng cơ chế một cửa hành chính đối với các dự án đầu tư trong công nghiệp bán dẫn, điện tử.

Nghiên cứu, thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư để giảm thiểu ảnh hưởng của thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu. Có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử có hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, sử dụng công nghiệp phụ trợ Việt Nam, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam.

Cuối cùng là một số các nhiệm vụ khác, gồm việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban.

Thành lập Tổ Chuyên gia tư vấn chuyên môn về công nghiệp bán dẫn. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam với ngành bán dẫn.

Bổ sung hạng mục chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, chế tạo, sản xuất sản phẩm bán dẫn, thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới của Việt Nam từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

Đặc biệt là xây dựng quy định khai thác, xử lý và tái sử dụng, xử lý chất thải độc hại trong quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất bán dẫn, điện tử; nâng cao năng lực xử lý môi trường, đảm bảo tận dụng lợi thế về tài nguyên.

LPBank thay đổi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường

LPBank thay đổi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường

Tài chính -  16 giờ
Ngân hàng LPBank vừa thông báo về việc thay đổi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông phiên họp bất thường năm nay sang ngày 15/11/2024.
LPBank thay đổi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường

LPBank thay đổi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường

Tài chính -  16 giờ
Ngân hàng LPBank vừa thông báo về việc thay đổi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông phiên họp bất thường năm nay sang ngày 15/11/2024.
Cận cảnh cung thiếu nhi mới của Hà Nội được đưa vào hoạt động

Cận cảnh cung thiếu nhi mới của Hà Nội được đưa vào hoạt động

Ống kính -  3 giờ

Công trình cấp Thành phố chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dự án Cung thiếu nhi Hà Nội được đầu tư 1.376,4 tỷ đồng.

CMS khai phá thị trường giải pháp hội họp thông minh tại Việt Nam

CMS khai phá thị trường giải pháp hội họp thông minh tại Việt Nam

Doanh nghiệp -  3 giờ

CMS sẽ hợp tác cùng Logitech đưa giải pháp hội họp thông minh tới các doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm thích ứng với các mô hình làm việc hiện đại.

Doanh nghiệp F&B tận dụng sức mạnh mạng xã hội

Doanh nghiệp F&B tận dụng sức mạnh mạng xã hội

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Khả năng hiểu và nắm bắt xu hướng tiêu dùng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị đa kênh của doanh nghiệp F&B (thực phẩm và đồ uống).

Mondelez Kinh Đô hỗ trợ đồng bào vùng lũ

Mondelez Kinh Đô hỗ trợ đồng bào vùng lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  15 phút

Hơn 50 tấn thực phẩm đã được Mondelez Kinh Đô ủng hộ cho đồng bào chịu tác động từ bão lũ, đồng bào có hoàn cảnh khó khăn kể từ đầu năm đến nay.

Cận cảnh cung thiếu nhi mới của Hà Nội được đưa vào hoạt động

Cận cảnh cung thiếu nhi mới của Hà Nội được đưa vào hoạt động

Ống kính -  3 giờ

Công trình cấp Thành phố chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dự án Cung thiếu nhi Hà Nội được đầu tư 1.376,4 tỷ đồng.

CMS khai phá thị trường giải pháp hội họp thông minh tại Việt Nam

CMS khai phá thị trường giải pháp hội họp thông minh tại Việt Nam

Doanh nghiệp -  3 giờ

CMS sẽ hợp tác cùng Logitech đưa giải pháp hội họp thông minh tới các doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm thích ứng với các mô hình làm việc hiện đại.

Doanh nghiệp F&B tận dụng sức mạnh mạng xã hội

Doanh nghiệp F&B tận dụng sức mạnh mạng xã hội

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Khả năng hiểu và nắm bắt xu hướng tiêu dùng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị đa kênh của doanh nghiệp F&B (thực phẩm và đồ uống).

LPBank thay đổi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường

LPBank thay đổi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường

Tài chính -  16 giờ

Ngân hàng LPBank vừa thông báo về việc thay đổi thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông phiên họp bất thường năm nay sang ngày 15/11/2024.

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng để cho vay bằng mọi giá

Leader talk -  18 giờ

Theo ông Đặng Khắc Vỹ, điều này nhằm tránh những hệ lụy về sau, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động và sự ổn định của ngành ngân hàng khi nợ xấu gia tăng, lợi nhuận suy giảm.

Chuyển dịch xanh trong chiến lược sales và marketing

Chuyển dịch xanh trong chiến lược sales và marketing

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Bối cảnh mới buộc chiến lược sales và marketing của các doanh nghiệp cũng phải thích ứng và đổi mới để bắt kịp xu hướng phát triển bền vững.