Cẩm nang cho một Việt Nam chuyển đổi
Trong một năm đầy thách thức đối với hầu hết các nền kinh tế, Việt Nam đã chuyển hướng phát triển kinh tế sang tốc độ cao, khẳng định mình là trung tâm tăng trưởng kinh tế mới của châu Á.
Ông Vinnie Lauria - Đối tác sáng lập Quỹ Golden Gate Ventures tin rằng, Việt Nam đã và đang chuyển hướng phát triển kinh tế sang tốc độ cao, khẳng định mình là trung tâm tăng trưởng kinh tế mới của châu Á.
Theo báo cáo của NIC và Golden Gate Ventures, năm lĩnh vực chính được dự đoán sẽ chi phối nền tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai bao gồm: công nghệ y tế, công nghệ tài chính, công nghệ hỗ trợ hậu cần, nền kinh tế xanh và công nghệ giáo dục.
Ông Vinnie Lauria - Đối tác sáng lập Quỹ Golden Gate Ventures tin rằng, Việt Nam đã và đang chuyển hướng phát triển kinh tế sang tốc độ cao, khẳng định mình là trung tâm tăng trưởng kinh tế mới của châu Á.
Trong đó, công nghệ tài chính - fintech được đánh giá là điểm đến hứa hẹn của Việt Nam trong những năm tới. Theo Golden Gate Ventures, giá trị giao dịch trong ngành này dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kép 15% trong bốn năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của người dân lẫn doanh nghiệp.
Vị chuyên gia cho rằng, sự tăng trưởng của fintech tại Việt Nam được thúc đẩy bởi lực lượng dân số trẻ, am hiểu công nghệ và tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh cao.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập MoMo thông tin, hiện có khoảng 2,5 triệu người dùng thanh toán qua MoMo cho hơn 90% dịch vụ hành chính công, thì có tới 51,3% khách hàng từ 18-27 tuổi.
Theo ông, giới trẻ là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả, thông qua việc thay đổi thói quen sống, lan tỏa các thông điệp mới của Chính phủ, từ đó dẫn dắt cả xã hội theo xu hướng mới.
"Nếu chúng ta tập trung vào khách hàng từ 18-27 tuổi, quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực sẽ tiến triển nhanh hơn", ông Diệp nói.
Để bắt kịp nhóm đối tượng này, MoMo hướng tới cung cấp giải pháp thanh toán toàn diện, từ thanh toán dịch vụ ăn uống, hóa đơn điện, nước, internet, điện thoại, viện phí, học phí...; mua sắm thương mại điện tử, giải trí, du lịch - đi lại - trải nghiệm, vận tải, quyên góp từ thiện…
"MoMo không chỉ thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, mà còn góp phần đưa sản phẩm tài chính ngày càng đi sâu vào đời sống thường nhật và trở thành ứng dụng công nghệ không thế thiếu của người dân", đồng sáng lập MoMo nhấn mạnh.
Trên hành trình đó, MoMo còn thể hiện sự đồng hành với đối tượng doanh nghiệp, đặc biệt là các giải pháp giúp SMEs/MSMEs tăng cường năng lực cạnh tranh, quản lý khách hàng, quản lý dòng tiền.
"Tại MoMo, đổi mới sáng tạo là DNA trong xuyên suốt quá trình thành lập và phát triển. Nhờ đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ hiện đại, MoMo mới có thể liên tục phát triển và nâng cấp các dịch vụ, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện, góp phần giúp phát triển kinh tế, xã hội văn minh và hưng thịnh quốc gia", ông Diệp chia sẻ.
Cũng bàn về hoạt động đổi mới sáng tạo Việt Nam, ông Lê Hồng Minh - nhà sáng lập và CEO VNG tin rằng, khả năng sống sót và kiên định với mục tiêu mới là yếu tố làm nên thành công ở các doanh nghiệp, vì bản chất công nghệ là thay đổi liên tục.
Theo ông Minh, Việt Nam đã đi qua ít nhất hai làn sóng công nghệ, gồm làn sóng PC vào năm 2004 và làn sóng di động vào năm 2012. Cả hai làn sóng này VNG đều góp mặt.
Cho đến thời điểm hiện tại, người đứng đầu VNG tin rằng, thế giới và cả Việt Nam đang bước vào làn sóng thứ ba liên quan tới công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
"Tôi nghĩ thử thách lớn nhất với chúng tôi hiện tại là chúng tôi không thể từ bỏ tất cả mọi thứ để chỉ làm AI, chúng tôi có rất nhiều di sản từ trước. Nhưng đây rõ ràng là cơ hội cho các startup, họ có thể tiến vào làn sóng này và khởi nghiệp từ đầu", CEO VNG nói.
Lãnh đạo VNG cho rằng, nguồn nhân lực giỏi, cùng chi phí hợp lý là một lợi thế lớn để Việt Nam cạnh tranh trên thị trường.
Đặt trong bối cảnh thế giới, ông Bryan Pelz - nhà sáng lập và CEO của Bootloader đánh giá, AI khi ở giai đoạn sơ khai đòi hỏi rất nhiều dữ liệu và năng lực xử lý, nhưng ở thời điểm hiện tại, việc phát triển ứng dụng đang ngày càng ít tốn kém và nhanh hơn. Đây cũng là cơ hội để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
Về mặt nền tảng, các doanh nghiệp non trẻ có thể tái sử dụng những mô hình được thiết kế sẵn và phát triển ứng dụng trên những nền tảng đó. Và những ứng dụng AI thật sự đang hỗ trợ doanh nghiệp vận hành kinh doanh rất hiệu quả.
"Một trong những điều khiến tôi trăn trở, là làm thế nào để định hướng cho VNG thực sự tập trung vào AI. Và hy vọng rằng chúng tôi vẫn sẽ sống sót", ông Lê Hồng Minh chia sẻ.
Trong một năm đầy thách thức đối với hầu hết các nền kinh tế, Việt Nam đã chuyển hướng phát triển kinh tế sang tốc độ cao, khẳng định mình là trung tâm tăng trưởng kinh tế mới của châu Á.
Được khánh thành vào ngày 28/10 vừa qua, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc kỳ vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực, hội tụ những yếu tố thiết yếu hỗ trợ doanh nghiệp thực hành đổi mới sáng tạo.
Thị trường thế giới hiện chưa cung cấp dòng sản phẩm chip 5G thương mại nên việc làm chủ các công đoạn thiết kế chip tại Viettel hay FPT gần đây là bước tiến quan trọng để Việt Nam tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc khánh thành ngày 28/10/2023 đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đổi mới sáng tạo để thực hiện hóa các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.