Quốc tế

EU đau đầu tìm cách cứu vớt thỏa thuận hạt nhân Iran

Hoàng Quân Thứ tư, 16/05/2018 - 19:29

Liên minh châu Âu EU gần đây đã đưa ra kế hoạch kinh tế nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Mỹ tuyên bố rút đi.

Các doanh nghiệp châu Âu sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc tái áp dụng lệnh trừng phạt lên Iran. Ảnh: Fortune

Theo đó, EU đang đưa ra nhiều cách thuyết phục Iran tiếp tục thỏa thuận hạt nhân được bắt đầu từ năm 2015 dù gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bỏ rơi thỏa thuận này.

Tehran cảnh báo rằng nước này sẵn sàng tiếp tục chương trình làm giàu uranium quy mô lớn mà không vướng bất kỳ hạn chế nào, trừ khi châu Âu có thể đảm bảo duy trì lợi ích kinh tế cho Iran từ việc tham gia thỏa thuận hạt nhân.

Bộ trưởng Ngoại giao của Iran, ông Mohammad Javad Zarif đã có cuộc gặp với bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao của EU về ngoại giao và an ninh cũng như Bộ trưởng Ngoại giao các nước Anh, Pháp và Đức tại Brussels.

Bà Mogherini cho biết các chuyên gia EU đang cố gắng đưa ra đề xuất cụ thể trong những tuần tới, bao gồm việc đảm bảo Iran có thể được bán các sản phẩm dầu khí cũng như tiếp cận với tài chính quốc tế. "Chúng tôi biết rằng đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc để biến nhiệm vụ này thực sự diễn ra", bà nói.

Nỗ lực của EU tập trung vào 9 lĩnh vực trọng điểm, bao gồm duy trì quan hệ kinh tế với Iran, tiếp tục khả năng bán dầu và sản phẩm khí đốt của Iran và bảo vệ những doanh nghiệp EU đang kinh doanh tại nước này.

Các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là từ Pháp và Đức đã đổ xô đầu tư vào Iran sau khi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 có hiệu lực, Iran được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.

Xuất khẩu từ Đức sang Iran đạt gần 3 tỷ Euro, tương đương khoảng 3,5 tỷ USD năm 2017. Cùng với đó, xuất khẩu từ Pháp cũng gia tăng mạnh mẽ, từ mức hơn 600 triệu USD năm 2015 lên khoảng 1,77 tỷ USD năm ngoái.

Tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã chính thức kéo Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp dụng các biện pháp trừng phạt. Động thái này như một cái tát vào hơn một thập kỉ rưỡi ngoại giao đầy khó khăn của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Iran cũng như chính quyền Mỹ trước đây.

Washington hiện đang cho các công ty từ 90 đến 180 ngày để xử lý xong những hợp đồng hiện có với Iran và cấm họ ký bất kỳ một hợp đồng mới nào do những điều kiện của lệnh cấm vận. Và mối đe dọa này không phải là lời nói suông.

Ảnh hướng lớn của Mỹ trên hệ thống tài chính toàn cầu khiến cho các biện pháp trừng phạt trở thành một công cụ mạnh mẽ. Mỹ hoàn toàn có thể đẩy các doanh nghiệp nước ngoài ra khỏi thị trường Mỹ nếu họ từ chối tuân thủ các biện pháp trừng phạt đối với Iran.

Iran và Venezuela tạo áp lực tăng cho giá dầu

Iran và Venezuela tạo áp lực tăng cho giá dầu

Quốc tế -  6 năm

Giá dầu hôm nay tiếp tục đà tăng trưởng do kì vọng của nhà đầu tư đối với những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ lên Iran, sụt giảm sản lượng tại Venezuela và gia tăng nhu cầu.

EU kêu gọi Nga và Iran đưa Syria đến đàm phán hòa bình sau vụ tấn công

EU kêu gọi Nga và Iran đưa Syria đến đàm phán hòa bình sau vụ tấn công

Quốc tế -  6 năm

Liên minh châu Âu EU mới đây đã kêu gọi Nga và Iran gây áp lực lên Syria nhằm đạt được đàm phán chấm dứt cuộc nội chiến tại quốc gia này.

TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

Bất động sản -  1 giờ

Mặc dù thị trường bất động sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn nhưng TNR Holdings vẫn duy trì tốt hoạt động và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhà đầu tư.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  1 giờ

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  13 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  13 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  14 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.