Gelex mua lại trái phiếu trước hạn

Trần Anh Thứ sáu, 27/05/2022 - 16:10

Gelex chi 1.200 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn nhằm giảm chi phí tài chính đồng thời, các hệ số nợ của doanh nghiệp dịch chuyển theo xu hướng tích cực.

Tập đoàn Gelex vừa công bố thông tin về việc chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 5%, tổng số tiền thanh toán gần 426 tỷ đồng. Đồng thời đợt này Gelex cũng mua lại trái phiếu của 3 đợt phát hành ngày 15/4/2020, ngày 13/5/2020 và ngày 31/12/2021 với tổng mệnh giá 1.200 tỷ đồng.

Gelex sẽ thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn đối với các lô trái phiếu mà trái chủ sử dụng quyền bán lại trước hạn theo điều khoản trái phiếu tại các bản thông tin chào bán đã công bố hoặc theo nhu cầu của trái chủ.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 mới đây, khi được hỏi về kế hoạch giảm nợ vay trong thời gian tới, lãnh đạo Tập đoàn Gelex khẳng định các hệ số nợ của tập đoàn trên các báo cáo tài chính đã công bố ở mức tốt, thậm chí còn tốt hơn một số doanh nghiệp lớn khác và đang dịch chuyển theo xu hướng tích cực.

Tại 31/12/2021, hệ số nợ thuần/EBITDA chỉ 1,8 lần, so sánh với tiêu chuẩn của các định chế tài chính khi xét tín dụng tối đa khoảng 3,5 lần. Hệ số tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn khoảng 1,3 lần, tổng nợ/vốn chủ sở hữu khoảng 1. Lãnh đạo Tập đoàn Gelex nhấn mạnh tập đoàn sẵn sàng tiến hành mua lại để giảm nợ đối với khoản nợ trái phiếu khi đến hạn hoặc khi trái chủ có yêu cầu.

Tính đến 31/03/2022, quy mô tổng tài sản Gelex đạt 61.522 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, các khoản tiền và tương đương tiền tăng 24%, đạt 6.101 tỷ đồng. 

Trong quý đầu năm, doanh thu của tập đoàn đạt 8.645 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 901 tỷ đồng, tăng lần lượt 96% và 170% so với cùng kỳ. Với mục tiêu doanh thu thuần 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.618 tỷ đồng năm 2022, kết thúc quý I, Gelex đạt 24% kế hoạch doanh thu và 34% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Với kết quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng mạnh, năng lực tài chính của Gelex càng được củng cố, theo đó, việc tất toán trước hạn trái phiếu sẽ giúp giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời, các hệ số nợ của doanh nghiệp sẽ tiếp tục dịch chuyển theo xu hướng tích cực.

Không chỉ Gelex, thời gian gần đây, một loạt các doanh nghiệp và ngân hàng cũng có động thái mua lại trước hạn trái phiếu.

Ngân hàng TPBank tất toán sớm 2 gói trái phiếu có tổng giá trị 1.800 tỷ đồng, trong đó bao gồm 1.000 tỷ đồng đáo hạn vào tháng 5/2024 và 800 tỷ đáo hạn tháng 4/2023. Ngân hàng MSB mua lại 1.000 tỷ đồng gói trái phiếu đáo hạn vào tháng 4/2023.

Ngày 9/5, Công ty Bông Sen mua lại tiếp 376 tỷ đồng trong gói 4.320 tỷ đồng (dư nợ gói này còn 1.544 tỷ đồng). Ngày 10/5, Vinaconex mua lại 500 tỷ trước hạn trong gói trái phiếu 2.500 tỷ đồng.

Công ty Intimex Việt Nam mua lại trước hạn gói 2.000 tỷ trái phiếu có kỳ đáo hạn vào tháng 9/2027. Chứng khoán MB mua lại toàn bộ 320 tỷ đồng trong gói trái phiếu đáo hạn vào tháng 10.

Ngân hàng Phương Đông cũng mua trước hạn toàn bộ một lô trái phiếu 200 tỷ đồng vào ngày 12/5, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) thương lượng thành công để thanh toán trước gói trái phiếu 155 tỷ đồng vào ngày 18/5.

Theo Bộ Tài chính, trong quý 1, khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn là 12.800 tỷ đồng nhưng tính đến cuối tháng 4, tổng khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn là 24.700 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, khối lượng trái phiếu được mua lại trong tháng 4 là 11.900 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua lại trong cả quý 1.

GELEX hoàn thành tái cấu trúc để tăng trưởng

GELEX hoàn thành tái cấu trúc để tăng trưởng

Doanh nghiệp -  2 năm
Sau 5 năm đổi mới thực hiện tái cấu trúc toàn diện, Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (GELEX) hiện nay định vị là một tập đoàn đầu tư và quản lý vốn tại các doanh nghiệp gắn liền với các thương hiệu Quốc gia ở 2 lĩnh vực trụ cột là sản xuất công nghiệp và hạ tầng.
GELEX hoàn thành tái cấu trúc để tăng trưởng

GELEX hoàn thành tái cấu trúc để tăng trưởng

Doanh nghiệp -  2 năm
Sau 5 năm đổi mới thực hiện tái cấu trúc toàn diện, Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (GELEX) hiện nay định vị là một tập đoàn đầu tư và quản lý vốn tại các doanh nghiệp gắn liền với các thương hiệu Quốc gia ở 2 lĩnh vực trụ cột là sản xuất công nghiệp và hạ tầng.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Tài chính -  1 giờ

Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Doanh nghiệp -  1 giờ

Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

Bất động sản -  1 giờ

EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

Tài chính -  5 giờ

MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Tài chính -  6 giờ

Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp -  7 giờ

MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

Tài chính -  23 giờ

Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.