Hạ tầng hiện đại, lực đẩy cho khát vọng hoá rồng của Việt Nam

Thiên Ân Thứ tư, 23/07/2025 - 08:00
Nghe audio
0:00

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ba mũi nhọn được kỳ vọng đưa kinh tế Việt Nam đột phá: đầu tư hạ tầng hiện đại, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ và sự hình thành các trung tâm tài chính quốc tế.

Các công trình hạ tầng trọng điểm chính phủ giao khối tư nhân triển khai được xác định là lực đẩy quan trọng đưa kinh tế Việt Nam bứt tốc. Kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển mang lại bài học nào cho Việt Nam?

Đòn bẩy tạo kỳ tích cho những con rồng châu Á

Trong hành trình trở thành “con rồng châu Á”, Hàn Quốc đã đặt nền móng phát triển bằng hạ tầng giao thông, tiêu biểu là tuyến cao tốc Gyeongbu nối Seoul và cảng Busan. Dù đối mặt hoài nghi vì chi phí khổng lồ, địa hình phức tạp và thiếu kinh nghiệm, dự án vẫn được hoàn thành sau 2,5 năm, sớm hơn kế hoạch một năm. Tuyến đường dài 428km huy động gần 9 triệu nhân công, chi phí tương đương ¼ GDP của nước này năm 1967, kết nối khu vực chiếm 63% dân số và 80% sản lượng công nghiệp cả nước.

Hiện tại, đường cao tốc Gyeongbu vẫn được nhắc đến như biểu tượng cho tinh thần vượt khó, tự cường và niềm tự hào xứ kim chi. Ảnh: JoongAng Ilbo

Tương tự “kỳ tích sông Hàn”, sự trỗi dậy của Singapore, một “con rồng châu Á” khác cũng từ việc cải thiện, xây dựng hạ tầng quốc gia. Lập quốc vào giữa thập niên 1960, Singapore vốn là quốc đảo nhỏ, thiếu thốn tài nguyên, hạ tầng giao thông nội địa lạc hậu, hạ tầng năng lượng phụ thuộc vào bên ngoài. 

Giữa thập niên 1970, thủ tướng Lý Quang Diệu thành lập Temasek Holding, quỹ đầu tư trực thuộc chính phủ Singapore. Khác với mô hình phát triển thông qua các chaebol ở Hàn Quốc, Temasek đóng vai trò là cánh tay nối dài của chính phủ, đầu tư vào các lĩnh vực mà tư nhân triển khai và vận hành hiệu quả:  PSA (cảng biển), SMRT (giao thông công cộng), Singtel (viễn thông)... 

Chính phủ Singapore giữ vai trò quy hoạch, định hướng dài hạn, các công ty đảm nhận việc thực thi và vận hành. Kết quả, mô hình phát triển “công - tư” giúp hạ tầng phát triển, Singapore vươn lên nằm trong nhóm các quốc gia phát triển nhất châu Á.

Với “phép màu Đài Loan” phát triển hạ tầng là một phần không thể tách rời trong lịch sử phát triển. Từ cao tốc Bắc–Nam đến các khu công nghệ cao, từ cảng biển đến sân bay, Đài Loan (Trung Quốc) phối hợp hiệu quả với các tập đoàn tư nhân tiếp cận nguồn vốn quốc tế tạo ra bệ phóng cho quá trình công nghiệp và hiện đại hóa. Trong đó, chính phủ luôn đóng vai trò chủ trì kiến tạo, khu vực tư nhân là động lực phát triển.

Sự trỗi dậy của Singapore, một con rồng châu Á khác cũng từ việc cải thiện, xây dựng hạ tầng quốc gia. Ảnh: istock

Kỳ vọng lớn vào sức bật các công trình hạ tầng

Sau dấu mốc đổi mới cách đây gần 40 năm, Việt Nam tiếp tục bước vào một giai đoạn phát triển mới, được khơi nguồn bằng tư duy đổi mới mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. 

Với tâm thế kiến tạo, Đảng đã phát động tầm nhìn chiến lược truyền cảm hứng, mở ra “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, nơi khát vọng hùng cường được định hình rõ ràng trong hệ thống “bốn trụ cột” phát triển gồm: thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (Nghị quyết số 57-NQ/TW); chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng (Nghị quyết 59-NQ/TW); đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật (Nghị quyết số 66-NQ/TW); và đặc biệt, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân (Nghị quyết số 68-NQ/TW).

Trong bối cảnh thế giới chuyển động nhanh chóng, các biến động địa chính trị phức tạp và làn sóng công nghệ tác động sâu rộng, tư duy chiến lược của Việt Nam đã có sự chuyển mình tương xứng. Nghị quyết số 68-NQ/TW ghi dấu một bước ngoặt lịch sử về nhận thức phát triển khi lần đầu tiên khẳng định: “Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia".

Đây không còn là sự khuyến khích mang tính định hướng như trước mà là một lựa chọn chiến lược,phản ánh tầm nhìn phát triển hiện đại, minh bạch và nhất quán. Việc chính thức đặt khu vực tư nhân vào vị trí trung tâm, với vai trò là một trong những trụ cột của nền kinh tế, mở ra không gian phát triển chưa từng có cho khối doanh nghiệp tư nhân, đồng thời khơi dậy và quy tụ các nguồn lực to lớn đang tiềm ẩn trong toàn xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Ảnh: istock

Một trong những lĩnh vực trọng yếu thể hiện tinh thần trên chính là phát triển hạ tầng, nơi các dự án quy mô lớn hứa hẹn thay đổi diện mạo quốc gia như tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ, sân bay Phan Thiết, cảng nước sâu Gemalink (giai đoạn 2)… được trao vào tay khu vực tư nhân với niềm tin lớn lao.

Khi được tạo điều kiện và môi trường thuận lợi, họ sẽ không chỉ xây dựng những công trình, mà còn nắm bắt tận dụng chi phí cơ hội, kiến tạo những kỳ tích mang dấu ấn của thời đại.

Tại hội thảo “Kết tinh nội lực, dẫn lối thịnh vượng” do Dragon Capital tổ chức ngày 12/7, đã đánh giá có thể kỳ vọng vào ba động lực dẫn dắt kinh tế Việt Nam thay đổi mạnh mẽ trong 5-10 năm tới: hệ thống hạ tầng hiện đại (tàu cao tốc Bắc Nam được triển khai và việc hệ thống hạ tầng hiện hữu được kết nối toàn diện và hoàn thiện bằng xây dựng thêm các sân bay, cảng nước sâu…); tư duy tăng trưởng đột phá lấy công nghệ làm trung tâm (phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo, công nghiệp năng lượng…) và việc xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng.

TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc hoạch định chiến lược của Dragon Capital lạc quan khi phác họa một Việt Nam “hoàn toàn khác hiện nay” sau năm 2030 là “làm việc ở TP.HCM nhưng sinh sống tại Phan Thiết”, “chiều cuối tuần làm việc tại TP.HCM nhưng tối tắm biển tại Nha Trang".

Tương lai mới mẻ này do các công trình hạ tầng trọng yếu được giao cho kinh tế tư nhân triển khai quyết liệt thời gian tới. Khi hoàn thiện các công trình tầm cỡ sẽ tạo ra những lan tỏa tích cực: cấu trúc lại vành đai đô thị, thay đổi các cụm công nghiệp, nâng trải nghiệm du lịch, giảm mạnh chi phí logistics… 

Ở tác động lan tỏa cuối cùng ông Tuấn khẳng định: “Chúng ta sẽ không thể vươn lên thành quốc gia thịnh vượng phát triển với chi phí logistics cao như hiện nay. Những điều này sẽ thay đổi khi hệ thống hạ tầng hiện đại hoàn thiện.”

Theo Dragon Capital, ngay từ bước triển khai các công trình hạ tầng “tỷ đô” đã có tác động lan tỏa tới nền kinh tế thông qua việc hấp thụ khối lượng khổng lồ nguyên vật liệu, sử dụng hàng trăm ngàn lao động, thúc đẩy ngành xây lắp phát triển… Với tốc độ triển khai quyết liệt nhiều dự án, theo dự báo của Dragon Capital, tầm nhìn 2030-2040, Việt Nam sẽ có một cơ cấu hạ tầng toàn diện đứng đầu khu vực. 

“Khát vọng của cả hệ thống chính trị sẽ làm diện mạo Việt Nam chuyển hóa không tưởng tượng được trong vòng năm năm tới với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng,” TS. Lê Anh Tuấn nói.

Phát huy sức mạnh nội sinh

Kinh nghiệm phát triển hạ tầng của các con rồng châu Á mang lại nhiều bài học gợi mở cho Việt Nam. Ở các nước “hóa rồng” chính phủ giữ vai trò kiến tạo, mạnh dạn trao quyền cho khối kinh tế tư nhân ở những lĩnh vực đòi hỏi sự mạo hiểm và linh hoạt, đặc biệt tiếp cận công nghệ mới.

Chính phủ đóng vai trò tổ chức dự án, dồn nguồn lực cho giải phóng mặt bằng, tháo gỡ các nút thắt khó khăn, trao quyền cho các công ty đủ năng lực. Mô hình PPP (đối tác công tư), đặc biệt mô hình BOT (xây dựng- vận hành- chuyển giao) minh bạch và bảo đảm lợi ích nhà đầu tư, sẽ tạo cú hích thu hút khu vực tư nhân vào các dự án tàu cao tốc, cảng biển, sân bay.

Theo dự báo của Dragon Capital, tầm nhìn 2030-2040, Việt Nam sẽ có một cơ cấu hạ tầng toàn diện đứng đầu khu vực.

Cuối cùng, phát triển hạ tầng cần đồng bộ không chỉ đường bộ, đường thủy, đường không mà cả logistics, khu công nghiệp, năng lượng, nhà ở… nên nhà nước giữ vai trò điều phối tập trung vào khía cạnh an sinh để tạo ra tác động lan tỏa mạnh mẽ đến toàn nền kinh tế. 

Ngược lại, tư nhân phát huy các thế mạnh về sự hiệu quả, khả năng quản lý có thể phát triển các dự án thần tốc. Nhà nước tập trung xây dựng mô hình minh bạch, hỗ trợ đúng mức, giao quyền và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp tư nhân, hoàn toàn có thể tạo bước ngoặt cho hệ thống hạ tầng trong giai đoạn mới.

Trong Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2025, TS. Trần Du Lịch cho rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để tạo ra sự đột phá không thể vận dụng các nguyên tắc kinh tế học truyền thống mà có thể từ quyết tâm và ý chí chính trị.

“Việt Nam cần những dự án tư nhân tham gia, cần quyết tâm chính trị, chỉ định, giao, mời tư nhân tham gia các công trình trọng điểm, công trình lớn của quốc gia tạo ra đột phá về phát triển. Đây là vai trò phát triển, tạo ra đột phá khối kinh tế tư nhân,” TS. Trần Du Lịch nói.

Trong lĩnh vực hạ tầng, các tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam như Thaco, Hòa Phát, Masterise Group… mang đến một cách tiếp cận hoàn toàn khác so với nhà nước ở sự linh hoạt, thị trường và thần tốc. Sức mạnh nội sinh này hứa hẹn sẽ giải quyết được những điểm nghẽn để tạo nên sự đột phá giúp kinh tế Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Kinh tế tư nhân gánh vác trọng trách quốc gia

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Kinh tế tư nhân gánh vác trọng trách quốc gia

Tiêu điểm -  1 tuần
Nghị quyết số 68-NQ/TW khẳng định quan điểm đột phá của Bộ Chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc. Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Kinh tế tư nhân gánh vác trọng trách quốc gia

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Kinh tế tư nhân gánh vác trọng trách quốc gia

Tiêu điểm -  1 tuần
Nghị quyết số 68-NQ/TW khẳng định quan điểm đột phá của Bộ Chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc. Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Vươn mình từ sức mạnh nội sinh

Vươn mình từ sức mạnh nội sinh

Tiêu điểm -  5 tháng

Tinh thần dân tộc cùng khát vọng vươn lên đang trở thành nguồn động lực mạnh mẽ, đưa con tàu Việt Nam tiến nhanh trên hành trình chinh phục đích thịnh vượng.

Phát huy sức mạnh mềm của quốc gia

Phát huy sức mạnh mềm của quốc gia

Leader talk -  5 tháng

Thương hiệu quốc gia Việt Nam phụ thuộc vào cách chúng ta kể câu chuyện của chính mình - một câu chuyện thương hiệu đầy bản sắc, đậm tính nhân văn và hướng tới tương lai bền vững.

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế

Tiêu điểm -  6 tháng

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Chúng ta đã tổng kết 40 năm đổi mới và thống nhất rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để chúng ta vững bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.

'Nhức nhối' thuế đất bổ sung 5,4%

'Nhức nhối' thuế đất bổ sung 5,4%

Tiêu điểm -  15 giờ

Khoản thuế bổ sung 5,4% với tiền sử dụng đất chưa nộp được nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng không hợp lý và tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp, khiến giá nhà đất có “cơ hội” leo thang.

Bão Wipha nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Bão Wipha nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tiêu điểm -  21 giờ

Cập nhật 10h sáng nay, bão Wipha đã nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình với sức gió cấp 8-9, giật cấp 11.

'Liều thuốc' tái sinh cho dự án chống ngập 10.000 tỷ của Trungnam Group

'Liều thuốc' tái sinh cho dự án chống ngập 10.000 tỷ của Trungnam Group

Tiêu điểm -  22 giờ

Chính phủ đã ký nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho dự án ngăn triều trị giá 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM do Trungnam Group làm chủ đầu tư.

Bão Wipha tiến vào Vịnh Bắc Bộ, nhiều chuyến bay bị tạm hoãn

Bão Wipha tiến vào Vịnh Bắc Bộ, nhiều chuyến bay bị tạm hoãn

Tiêu điểm -  1 ngày

Bão Wipha được dự báo sẽ tiến vào Vịnh Bắc Bộ có thể mạnh lên cấp 10-11, gây biển động, mưa lớn và hàng loạt chuyến bay bị hoãn.

Giấc mơ tỷ đô của 4 loại trái cây Việt

Giấc mơ tỷ đô của 4 loại trái cây Việt

Tiêu điểm -  3 ngày

Chanh dây, chuối, dứa, dừa được kỳ vọng sớm cán mốc tỷ USD, góp phần đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu và nâng cao vị thế nông sản Việt.

Hạ tầng hiện đại, lực đẩy cho khát vọng hoá rồng của Việt Nam

Hạ tầng hiện đại, lực đẩy cho khát vọng hoá rồng của Việt Nam

Tiêu điểm -  4 giây

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ba mũi nhọn được kỳ vọng đưa kinh tế Việt Nam đột phá: đầu tư hạ tầng hiện đại, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ và sự hình thành các trung tâm tài chính quốc tế.

Fundiin cùng EVNFinance mở rộng giải pháp mua trước trả sau

Fundiin cùng EVNFinance mở rộng giải pháp mua trước trả sau

Tài chính -  3 phút

Fundiin vận hành với mô hình BNPL không thu hồi nợ đang hợp tác với hơn 1.000 đơn vị bán lẻ trong các lĩnh vực thời trang, giải trí, y tế, giáo dục.

Chuyến bay màu xanh: Vietnam Airlines cùng Bộ Công an lan tỏa thông điệp yêu thương

Chuyến bay màu xanh: Vietnam Airlines cùng Bộ Công an lan tỏa thông điệp yêu thương

Nhịp cầu kinh doanh -  11 phút

Tiếp nối các hành trình mang thông điệp nhân văn, “Chuyến bay màu xanh – Vì bình yên cuộc sống” được tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần tri ân và sẻ chia.

Petrolimex bổ nhiệm tổng giám đốc mới

Petrolimex bổ nhiệm tổng giám đốc mới

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Ông Lưu Văn Tuyển được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) kể từ ngày 18/7/2025 với nhiệm kỳ 5 năm.

'Nhức nhối' thuế đất bổ sung 5,4%

'Nhức nhối' thuế đất bổ sung 5,4%

Tiêu điểm -  15 giờ

Khoản thuế bổ sung 5,4% với tiền sử dụng đất chưa nộp được nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng không hợp lý và tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp, khiến giá nhà đất có “cơ hội” leo thang.

Cân nhắc kỹ đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán

Cân nhắc kỹ đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán

Tài chính -  19 giờ

Theo các chuyên gia, tác động trực tiếp từ việc nâng tỷ lệ đánh thuế sẽ khiến dòng tiền trên thị trường xu hướng suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới thanh khoản trên thị trường chứng khoán.

Cho vay ô tô tăng đột biến, dẫn đầu dư nợ tại PGBank

Cho vay ô tô tăng đột biến, dẫn đầu dư nợ tại PGBank

Tài chính -  19 giờ

Dư nợ cho vay mảng bán buôn, bán lẻ ô tô, xe máy của PGBank đạt hơn 7.400 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2025, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm.