Tiêu điểm
Giá dầu giảm mạnh nhất gần ba thập kỷ
Giá dầu sụt giảm gần 1/3 trong phiên giao dịch đầu tuần khi Saudi Arabia công bố tăng sản lượng giữa lúc nhu cầu yếu vì dịch Covid-19.
Thị trường dầu mỏ ngày 9/3 đã lao dốc hơn 30% sau khi Saudi Arabia bắt đầu cuộc chiến giá với Nga bằng cách giảm giá bán chính thức và công bố kế hoạch tăng sản lượng vốn bị dồn nén bấy lâu. Động thái Saudi Arabia lại diễn ra giữa lúc nhu cầu tiêu thụ dầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự bùng phát của dịch Covid-19.
Giá dầu Brent trong hợp đồng tương lai giảm 14,25 USD, tương đương mức giảm 31,5%, rơi về 31,02 USD/ thùng. Đây là mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ khi chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 bắt đầu (17/1/1991) và là mức giá thấp nhất kể từ 12/2/2016.
Giá dầu Tây Texas WTI mở cửa giảm 27,4%, tương đương 11,28 USD, rơi về mức 30 USD/ thùng.
Nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới Saudi Arabia đang cố gắng đưa ra các biện pháp hướng tới trừng phạt Nga - nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới - vì đã chùn bước trước kế hoạch cắt giảm sản lượng đề xuất bởi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). OPEC cùng các nhà sản xuất khác ủng hộ việc cắt giảm để ổn định mức giá đang suy yếu do kinh tế ảm đạm vì dịch Covid-19, theo Reuters.
Saudi Arabia hiện có kế hoạch tăng sản lượng dầu thô lên mức trên 10 triệu thùng/ ngày vào tháng 4 tới, ngay sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và Nga (OPEC+) kết thúc vào tháng 3 này.
Ngoài ra, quốc gia này cũng giảm mức giá bán chính thức từ 6 – 8 USD/ thùng với các loại dầu thô.
CNBC dẫn nhận định các nhà phân tích cho rằng chiến lược của Saudi Arabia và Nga cho thấy sự thay đổi trong quan điểm, ưu tiên giành thị phần hơn là vấn đề ổn định thị trường và hỗ trợ giá.
Mức sản xuất ở Trung Đông và Bắc Phi hiện thấp hơn khoảng 2 triệu thùng/ngày so với mức cao nhất kể từ năm 2018. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất sẽ còn nhiều “dư địa” để đưa thêm dầu thô vào thị trường.
Saudi Arabia, Nga và nhiều nhà sản xuất lớn khác đã tạo ra một cuộc chiến thị phần tương tự trong giai đoạn 2014 - 2016 nhằm vắt kiệt sản lượng của Mỹ - nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhờ dòng chảy từ các mỏ dầu đá phiến tăng gấp đôi sản lượng trong thập kỷ qua.
Thay vì siết nguồn cung để trợ giá, việc thương lượng giữa OPEC và các đối tác đã bất ngờ đổ bể và giá dầu trong tương lai thậm chí được dự đoán sẽ chảy về mức 20 USD/ thùng. “Mức 20 USD/thùng dầu năm 2020 đang đến", CNBC dẫn bình luận của ông Ali Khedery, cựu cố vấn cấp cao Trung Đông của Exxon và hiện là CEO của Dragoman Ventures (Mỹ).
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Lệnh trừng phạt Iran đẩy giá dầu đi lên
Giá dầu đã tăng trưởng mới đây khi lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran tạo ra viễn cảnh nguồn cung bị thắt chặt.
Giá xăng giữ nguyên, giá dầu tăng nhẹ
Từ 15h chiều nay ngày 7/8/2018, giá dầu diesel 0.05S tăng 296 đồng/lít; dầu hỏa tăng 205 đồng/lít; và dầu mazut 180CST 3.5S tăng 257 đồng/kg.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.