Tiêu điểm
Giá dầu giảm mạnh nhất gần ba thập kỷ
Giá dầu sụt giảm gần 1/3 trong phiên giao dịch đầu tuần khi Saudi Arabia công bố tăng sản lượng giữa lúc nhu cầu yếu vì dịch Covid-19.
Thị trường dầu mỏ ngày 9/3 đã lao dốc hơn 30% sau khi Saudi Arabia bắt đầu cuộc chiến giá với Nga bằng cách giảm giá bán chính thức và công bố kế hoạch tăng sản lượng vốn bị dồn nén bấy lâu. Động thái Saudi Arabia lại diễn ra giữa lúc nhu cầu tiêu thụ dầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự bùng phát của dịch Covid-19.
Giá dầu Brent trong hợp đồng tương lai giảm 14,25 USD, tương đương mức giảm 31,5%, rơi về 31,02 USD/ thùng. Đây là mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ khi chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 bắt đầu (17/1/1991) và là mức giá thấp nhất kể từ 12/2/2016.
Giá dầu Tây Texas WTI mở cửa giảm 27,4%, tương đương 11,28 USD, rơi về mức 30 USD/ thùng.
Nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới Saudi Arabia đang cố gắng đưa ra các biện pháp hướng tới trừng phạt Nga - nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới - vì đã chùn bước trước kế hoạch cắt giảm sản lượng đề xuất bởi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). OPEC cùng các nhà sản xuất khác ủng hộ việc cắt giảm để ổn định mức giá đang suy yếu do kinh tế ảm đạm vì dịch Covid-19, theo Reuters.
Saudi Arabia hiện có kế hoạch tăng sản lượng dầu thô lên mức trên 10 triệu thùng/ ngày vào tháng 4 tới, ngay sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và Nga (OPEC+) kết thúc vào tháng 3 này.
Ngoài ra, quốc gia này cũng giảm mức giá bán chính thức từ 6 – 8 USD/ thùng với các loại dầu thô.
CNBC dẫn nhận định các nhà phân tích cho rằng chiến lược của Saudi Arabia và Nga cho thấy sự thay đổi trong quan điểm, ưu tiên giành thị phần hơn là vấn đề ổn định thị trường và hỗ trợ giá.
Mức sản xuất ở Trung Đông và Bắc Phi hiện thấp hơn khoảng 2 triệu thùng/ngày so với mức cao nhất kể từ năm 2018. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất sẽ còn nhiều “dư địa” để đưa thêm dầu thô vào thị trường.
Saudi Arabia, Nga và nhiều nhà sản xuất lớn khác đã tạo ra một cuộc chiến thị phần tương tự trong giai đoạn 2014 - 2016 nhằm vắt kiệt sản lượng của Mỹ - nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhờ dòng chảy từ các mỏ dầu đá phiến tăng gấp đôi sản lượng trong thập kỷ qua.
Thay vì siết nguồn cung để trợ giá, việc thương lượng giữa OPEC và các đối tác đã bất ngờ đổ bể và giá dầu trong tương lai thậm chí được dự đoán sẽ chảy về mức 20 USD/ thùng. “Mức 20 USD/thùng dầu năm 2020 đang đến", CNBC dẫn bình luận của ông Ali Khedery, cựu cố vấn cấp cao Trung Đông của Exxon và hiện là CEO của Dragoman Ventures (Mỹ).
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Lệnh trừng phạt Iran đẩy giá dầu đi lên
Giá dầu đã tăng trưởng mới đây khi lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran tạo ra viễn cảnh nguồn cung bị thắt chặt.
Giá xăng giữ nguyên, giá dầu tăng nhẹ
Từ 15h chiều nay ngày 7/8/2018, giá dầu diesel 0.05S tăng 296 đồng/lít; dầu hỏa tăng 205 đồng/lít; và dầu mazut 180CST 3.5S tăng 257 đồng/kg.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.