Giải bài toán chuyển đổi số ở Thừa Thiên Huế

Quỳnh Chi Thứ hai, 03/05/2021 - 07:55

Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng tỉnh Thừa Thiên Huế có thể tự xem mình là một quốc gia thu nhỏ để có những định hướng chuyển đổi số phù hợp, kịp thời từ cấp chính quyền cũng như triển khai các chương trình hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2021

Chuyển đổi số đã trở thành một nhu cầu cấp thiết với mọi tổ chức trong bối cảnh hiện nay. Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu nhìn nhận, chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội và cũng đặt ra không ít thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân.

Cũng vì vậy mà trong thời gian qua, lãnh đạo địa phương này đã chú trọng tìm cách thúc đẩy chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất. Điển hình như mới đây nhất, dù không phải là địa phương đầu tiên hưởng ứng chuyển đổi số nhưng Huế lại là địa phương đầu tiên tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số.

Từ năm 2000, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bắt tay vào xây dựng chính quyền điện tử và đến nay đã trải qua năm giai đoạn.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông Thừa Thiên Huế cho biết, mặc dù nền tảng công nghệ phát triển và thay đổi liên tục buộc các đơn vị cũng phải vận động để thích ứng nhưng với phương châm “lấy người dân làm trung tâm, doanh nghiệp làm động lực, nhà nước kiến tạo”, tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng các biện pháp, từ vận động sử dụng, đến chế tài và trở thành nhu cầu, dần vượt qua các khó khăn về nhận thức và điều kiện triển khai.

Đến nay, hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh  này cơ bản đồng bộ từ các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cùng sự tham gia của doanh nghiệp để chuyển tải và chia sẻ thông tin với nhà nước, đã thúc đẩy hoàn thiện chính quyền điện tử, nhất là sau khi Citinet ra đời.

Dịch vụ công chính quyền điện tử (cổng dịch vụ trực tuyến, trung tâm hành chính công, một cửa hiện đại) là hoạt động quan trọng để kết nối giữa chính quyền với người dân. Nền tảng này hiện đã hỗ trợ tạo tài khoản công dân điện tử, hồ sơ điện tử, kết nối dịch vụ công với các dịch vụ công ích như điện, nước... và cổng dịch vụ công quốc gia.

Cổng thông tin điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận chính sách

Từ năm 2020 đến nay, nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế, chính quyền địa phương này đã đẩy mạnh hoạt động làm việc, hội họp trực tuyến từ cấp tỉnh đến xã. Những lúc cao điểm, mỗi cuộc họp có khi lên đến hơn 200 điểm cầu.

Về dịch vụ đô thị thông minh Hue-S, từ 2019 đến nay đã lần lượt cung cấp hơn 20 dịch vụ, hơn 350 ngàn người dân tham gia sử dụng ứng dụng (chiếm 50% người có sử dụng smartphone trên địa bàn tỉnh). 

Trong số hơn 20 dịch vụ đã triển khai được người dân chấp nhận thông qua sự tương tác, đánh giá, trao đổi ý kiến thì dịch vụ phản ánh hiện trường được quan tâm nhất. Thông qua tiện ích này, chính quyền rút ra được chín giá trị mà phản ánh hiện trường mang lại nhằm cải thiện chất lượng quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Báo cáo Vietnam ICT Index 2020 cho thấy, ở khối các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Ninh là ba địa phương dẫn đầu về chỉ số ICT Index. Đây là lần thứ hai liên tiếp trong những năm gần đây Thừa Thiên Huế duy trì vị trí top 2. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa vị trí thứ nhất và thứ hai ngày càng giảm đi, Huế đang ngày càng tiến gần với Đà Nẵng.

Về định hướng chuyển đổi số, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung xây dựng chính quyền số thông qua chương trình “4 không, 1 có”: làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung, dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không dùng tiền mặt, có số hóa dữ liệu, tập trung phát triển dữ liệu số từ các nền tảng công nghệ AI, IoT, Big Data, Blockchain.

Từ đó, người dân được trao quyền giám sát chính quyền cũng như phát triển kinh tế số thông qua sử dụng ứng dụng Hue-S. Hiện đã có hơn 9 tập đoàn/doanh nghiệp tích hợp dịch vụ vào hệ thống. Hue-S cũng đã kết nối với các ngân hàng, sàn giao dịch, các tổ chức thanh toán trung gian... nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Chính quyền cũng sẵn sàng chia sẻ dữ liệu nhằm phát triển doanh nghiệp số.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng, mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số vẫn là hướng đến phục vụ người dân và xã hội.

Ông Dũng đề xuất, tỉnh Thừa Thiên Huế nên lựa chọn một số mục tiêu cụ thể để triển khai trong năm 2021 như: đưa 100% dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4, đưa tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát triển hồ sơ lên 50% và tỷ lệ xử lý hồ sơ hoàn toàn trực tuyến lên trên 50%.

Gợi ý lời giải cho bài toán chuyển đổi số ở Thừa Thiên Huế 1
Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Huy Dũng

“Ở cấp độ địa phương, tôi đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế có thể tự xem mình là một quốc gia thu nhỏ để có những định hướng chuyển đổi số phù hợp, kịp thời từ cấp chính quyền cũng như triển khai các chương trình hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, UBND tỉnh cần thiết xác định rõ mục tiêu trung hạn đến 2025 để có những đột phá thực sự trong triển khai doanh nghiệp số, y tế số, giáo dục số và du lịch số”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông nói.

Ông Dũng nhấn mạnh, Huế nên duy trì “Tuần lễ chuyển đổi số” làm hoạt động thường niên. Mỗi năm công bố các đặc thù của tỉnh để các doanh nghiệp số tham gia giải quyết và có những giải pháp phù hợp nhằm đưa Huế trở thành một địa phương chuyển đổi số mang tầm quốc gia và khu vực.

Chuyển đổi số là câu chuyện về giá trị của dữ liệu

Ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Tin học TP.HCM cho rằng, chuyển đổi số thật ra là câu chuyện về giá trị của dữ liệu.

“Chúng ta thường chia sẻ giá trị cổ phiếu, vàng, bất động sản nhưng ít nhắc về giá trị của dữ liệu, của thông tin. Nếu có đủ thông tin thông suốt, chính xác, người lãnh đạo sẽ điều hành công việc hiệu quả, kịp thời ra các quyết định cũng như hoạch định tốt cho mở rộng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhà đầu tư cũng sẽ quyết định nhanh hơn, nhất là các thông tin về nguồn lực lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung ứng sản xuất phụ trợ”, ông Tuấn nói.

Vị này cho rằng, chuyển đổi số nhằm điều hành, quản lý Nhà nước trên môi trường số với hai hoạt động chính gồm: số hóa dữ liệu và làm giàu kho dữ liệu; số hóa quy trình nghiệp vụ nội bộ UBND tỉnh/thành phố.

Theo đó, một đô thị hoặc doanh nghiệp chỉ được xem là “thông minh” khi có đầy đủ dữ liệu cho các báo cáo về hiện trạng; có phân tích, dự báo giúp lãnh đạo ra các quyết định đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội theo định hướng của Đảng và chính quyền tỉnh/thành phố cũng như đảm bảo trật tự an ninh xã hội và phục vụ doanh nghiệp, người dân ngày càng tốt hơn.

Ông Tuấn kiến nghị, để thúc đẩy quá trình làm giàu “tài nguyên số” nhằm khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố, cần tăng cường tối đa cho phép hình thành dữ liệu mở và kết nối, sao cho các bên liên quan đều có cơ hội đóng góp và khai thác.

“Muốn chuyển đổi số hiệu quả cần có kiến trúc tổng thể, và thậm chí càng chi tiết càng tốt, là công việc bắt buộc phải thực hiện trong chuyển đổi số của một tỉnh, nhất là cho hoạt động điều hành chính phủ điện tử. Nền móng càng vững chắc thì sẽ xây nhà càng cao”, ông Tuấn nói thêm.

Vị này cho rằng, có thể xem xét một số mô hình quy hoạch kiến trúc ứng dụng chuyển đổi số cho y tế chăm sóc sức khỏe, giáo dục trên nền tảng số và các dự án số hóa đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Ông cũng đề xuất tăng cường phối hợp giữa chương trình chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế với Hội Tin học TP.HCM, tạo nên hệ sinh thái giải pháp số cho các tỉnh thành phía Nam thông qua: kết nối, đánh giá; khám phá, tìm kiếm; tư vấn, phản biện; và đào tạo, chuyển giao.

Bàn kế kéo chất xám hiện thực hoá giấc mơ Huế

Bàn kế kéo chất xám hiện thực hoá giấc mơ Huế

Leader talk -  3 năm
Trải qua một thời gian dài người Huế rời quê hương nhiều nhưng lãnh đạo địa phương này xác định đây là lúc cần tụ lại để phát triển và hiện thực hoá giấc mơ Huế.
Bàn kế kéo chất xám hiện thực hoá giấc mơ Huế

Bàn kế kéo chất xám hiện thực hoá giấc mơ Huế

Leader talk -  3 năm
Trải qua một thời gian dài người Huế rời quê hương nhiều nhưng lãnh đạo địa phương này xác định đây là lúc cần tụ lại để phát triển và hiện thực hoá giấc mơ Huế.
Doanh nghiệp cần gì cho chuyển đổi số thành công?

Doanh nghiệp cần gì cho chuyển đổi số thành công?

Tiêu điểm -  3 năm

Doanh nghiệp, tổ chức khi tiến hành chuyển đổi số cần tập trung ưu tiên những khâu then chốt để tạo doanh thu, nguồn lực và hiệu ứng lan tỏa cho các bước tiếp theo.

Năm hành động để chuyển đổi số quốc gia

Năm hành động để chuyển đổi số quốc gia

Tiêu điểm -  3 năm

Thực tiễn triển khai chuyển đổi số trong năm 2020 cho thấy, việc tìm ra đúng vấn đề của xã hội thường sẽ khó khăn, thách thức hơn là giải vấn đề đó bằng công nghệ. Trong kỷ nguyên 4.0, mọi vấn đề đều có lời giải bằng công nghệ số.

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số hiệu quả

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số hiệu quả

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ Thông tin và truyền thông triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng được công nghệ số, tận dụng thời cơ vươn mình phát triển trong kỷ nguyên số.

Covid-19 là cơ hội để tái cơ cấu và chuyển đổi số

Covid-19 là cơ hội để tái cơ cấu và chuyển đổi số

Leader talk -  3 năm

Đặt mục tiêu tăng trưởng 30% nhưng chỉ đạt 81% kế hoạch năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn đạt được chỉ tiêu lợi nhuận vì tái cơ cấu doanh nghiệp và ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ để cắt giảm chi phí. Ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) chia sẻ về những nỗ lực vượt qua năm 2020 đầy biến động cũng như hành trình bảy năm ghi dấu ấn trong vị trí Chủ tịch công ty.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.