Tiêu điểm
Năm hành động để chuyển đổi số quốc gia
Thực tiễn triển khai chuyển đổi số trong năm 2020 cho thấy, việc tìm ra đúng vấn đề của xã hội thường sẽ khó khăn, thách thức hơn là giải vấn đề đó bằng công nghệ. Trong kỷ nguyên 4.0, mọi vấn đề đều có lời giải bằng công nghệ số.
Phát biểu tại chuỗi sự kiện "Ngày thứ Sáu công nghệ" triển khai bởi Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ, năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia và năm 2021 sẽ là năm hành động để chuyển đổi số quốc gia. Đây cũng sẽ chính là tinh thần, kim chỉ nam của chuyển đổi năm trong năm 2021.
Nếu năm 2020 là năm đưa chuyển đổi số ra ánh sáng, biến chuyển đổi số thành một khái niệm phổ biến của toàn dân, thì năm 2021 sẽ là năm để chuyển đổi số chủ động đi tìm những vấn đề của xã hội để giải.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khẳng định, trong khuôn khổ diễn đàn, các sản phẩm nền tảng sẽ không còn chỉ là để "ra mắt", để xã hội "biết mặt, biết tên", mà sẽ phải được "phôi thai" và "sinh ra" từ những vấn đề của xã hội, mang sứ mệnh là giải các bài toán thách thức của xã hội.
Thực tiễn triển khai chuyển đổi số trong năm 2020 cho thấy, việc tìm ra đúng vấn đề của xã hội thường sẽ khó khăn, thách thức hơn là giải vấn đề đó bằng công nghệ. Trong kỷ nguyên 4.0, mọi vấn đề đều có lời giải bằng công nghệ số.
Tìm được vấn đề đúng sẽ dẫn đến những lời giải đúng. Xác định được vấn đề đúng đồng nghĩa với việc đã giải được đến 70-80% vấn đề đó.
Với tinh thần đó, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông không chỉ tổ chức diễn đàn thách thức công nghệ số mà sẽ có nhiều chương trình, sự kiện khác về chuyển đổi số với phương châm "đi tìm và giải quyết thách thức" làm mục tiêu.

Ông Vũ Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Dr SME cho rằng, nếu không chuyển đổi số, doanh nghiệp địa phương sẽ thua thiệt rất nhiều khi phải cạnh tranh với các thương hiệu quốc gia và quốc tế. Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ trong nước sẽ bị doanh nghiệp “cá mập” nước ngoài “đè bẹp”, dần “chết yểu”.
Ngày hôm nay, các công nghệ chuyển đổi số như điện toán đám mây, vạn vận hấp dẫn (IoT)... đã có sẵn trong các giải pháp quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam do các đơn vị Việt Nam nghiên cứu và triển khai. Đây chính là một lợi thế quan trọng so với quá khứ nếu như các doanh nghiệp thật sự quyết tâm chuyển đổi.
Theo ông Vũ Tuấn Anh, luật chơi trong tương lai sẽ là “cá nhanh nuốt cá chậm” chứ không còn phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ. Nghĩa là ngay cả các doanh nghiệp “cá mập”, nếu không chịu chuyển đổi số thì vẫn có thể có ngày chấm dứt, hoặc trở nên èo uột, nhường lại sân chơi cho lớp “đàn em” nhưng lại nhận dạng nhanh các quy luật cuộc chơi, thích nghi nhanh với xã hội 4.0.
Chính vì vậy, nếu dũng cảm bước lên hành trình chuyển đổi số thì đây sẽ là đòn bẩy rất tốt để doanh nghiệp địa phương có thể tận dụng sức mạnh đặc thù, tri thức bản địa và các điều kiện riêng biệt của địa phương mình để vươn lên phát triển, xâm nhập thị trường toàn cầu và cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ tại cấp độ quốc gia và toàn cầu.
Còn ông Ngô Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Softech Corporation thì cho rằng, trọng tâm chuyển đổi số trong doanh nghiệp là phát triển các phần mềm ứng dụng, có thể giải quyết các bài toán kinh doanh và vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Ví dụ như hệ thống thương mại điện tử, chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự...
Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần phải biết rõ mình muốn gì, mình cần gì, kỳ vọng trong tương lai như thế nào; còn thiếu gì để thỏa mãn dữ liệu đầu ra mà mình mong muốn.
Theo ông Ngô Thanh Tùng, hiện nay, việc chuyển đổi số rất thuận lợi vì có rất nhiều công nghệ tốt, hạ tầng tốt, nhân lực tốt. Công nghệ, công cụ, ngôn ngữ lập trình nhân sự là giống nhau nhưng quyết định giải pháp chuyển đổi số thành công thuộc về các chủ doanh nghiệp. Giải pháp số phải đáp ứng từng nhu cầu kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp cụ thể. Từ đó, các chủ doanh nghiệp sẽ trang bị các gói công nghệ, cách thức áp dụng công nghệ phù hợp.
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số hiệu quả
Trí tuệ nhân tạo dẫn dắt cách mạng công nghiệp 4.0
Việt Nam đang từng bước thực hiện những mục tiêu tham vọng về chiến lược nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.
Chân dung 2 tân phó thủ tướng và 12 bộ trưởng của Chính phủ mới
455/459 đại biểu Quốc hội hôm nay đã tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 tân phó thủ tướng và 12 bộ trưởng, trưởng ngành của Chính phủ.
Hai dự án thủy điện 'rùa bò' ở Lạng Sơn
Tổng công suất các dự án thủy điện tại tỉnh Lạng Sơn không lớn, nhưng việc triển khai vẫn vướng mắc, chậm tiến độ đầu tư, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của địa phương. Cá biệt, có 2 dự án kéo dài 12 năm vẫn chưa hoàn thành.
Quốc hội phê chuẩn 2 phó thủ tướng và 12 bộ trưởng
Quốc hội sáng nay sẽ phê chuẩn bổ nhiệm 2 tân Phó thủ tướng và 12 Bộ trưởng, trưởng ngành.
Tháo gỡ rào cản vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hạn chế về vốn và tài sản thế chấp khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận tín dụng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra như vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai...
Thương hiệu du lịch Việt Nam đang ở đâu?
Thương hiệu du lịch Việt Nam được đánh giá có vị thế cạnh tranh nhất định, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm cần cải thiện.
Phủ sóng kinh tế đêm tại Việt Nam vướng rào cản gì?
Gần 5 năm kể từ khi “Đề án phát triển kinh tế ban đêm” được ban hành, Việt Nam vẫn chưa thể mở đường bứt phá cho ngành kinh tế vốn được xem là “mỏ vàng” được cả thế giới chạy đua khai thác. Những đốm sáng le lói từ các địa phương và doanh nghiệp tiên phong chưa thể tạo nên “bầu trời đêm” rực rỡ cho du lịch Việt.
Cục Hàng không ra chỉ thị mới: Tăng tốc vận tải vì mục tiêu GDP tăng trên 8%
Cục Hàng không yêu cầu các hãng tiếp tục mở rộng bay quốc tế, phát triển đội tàu bay nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao, góp phần vào tăng trưởng.
Rộng đường pháp lý, Trungnam Group quay lại cuộc chơi BT
Trungnam Group đề xuất thực hiện hai dự án cầu Cần Giờ và Thủ Thiêm 4 theo hợp đồng BT – một dạng thức đang được tái khởi động lại theo Luật số 57/2024/QH15.
VinFast cùng Motech khai thác mạng lưới xưởng dịch vụ tại Philippines
VinFast và Trung tâm Dịch vụ ô tô Motech, thông qua đơn vị nhượng quyền vận hành ở Philippines, vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc mở rộng mạng lưới dịch vụ cho xe điện VinFast tại thị trường.
Tháo gỡ rào cản vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hạn chế về vốn và tài sản thế chấp khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận tín dụng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra như vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai...
Thương hiệu du lịch Việt Nam đang ở đâu?
Thương hiệu du lịch Việt Nam được đánh giá có vị thế cạnh tranh nhất định, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm cần cải thiện.
Khi điện thoại cá nhân trở thành mối lo của doanh nghiệp
Nếu nhân viên có thời gian rảnh để lướt điện thoại quá nhiều trong giờ làm việc, vấn đề có thể nằm ở cách phân bổ công việc của quản lý.
Thị trường bán lẻ đối diện nhiều thách thức
Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với giá, xu hướng thương mại điện tử đang là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bán lẻ trong năm 2025.
Bí quyết tối ưu kiểm toán ESG và báo cáo phát triển bền vững
Bí quyết tối ưu kiểm toán ESG và báo cáo phát triển bền vững: Tiêu chuẩn hóa dữ liệu, minh bạch thông tin, và đội ngũ chuyên gia là chìa khóa thành công.
Tư duy phản biện: Chìa khóa chiến lược doanh nghiệp
Khám phá cách tư duy phản biện giúp nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định chính xác, giảm rủi ro và tối ưu chiến lược.