Doanh nghiệp
Giảm sâu giá dịch vụ, K+ vẫn mất hơn 60.000 thuê bao trong năm qua
Việc K+ chỉ cung cấp một gói dịch vụ đồng thời giảm giá thuê bao xuống 125.000 đồng một tháng trên thực tế đã không giúp doanh nghiệp này kinh doanh hiệu quả hơn.

Cách đây 1 năm, K+ gây bất ngờ khi thông báo giảm giá cước thuê bao cho dịch vụ của mình xuống 1 gói duy nhất là 125.000 đồng một tháng.
Thời điểm đó, ông Lê Chí Công, Tổng giám đốc Tổng công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV), đơn vị sở hữu kênh truyền hình K+ chia sẻ, gói cước cao cấp của K+ có giá 230 nghìn đồng/tháng, được coi là cao hơn so với mức giá chung của thị trường, vì vậy K+ cần một gói cước giá phù hợp hơn, thu hút được nhiều người dùng lâu dài hơn.
“Trước đây, do K+ có lượng thuê bao ít nên đã phải bán với giá cao để đảm bảo vốn kinh doanh, tuy nhiên, mô hình kinh doanh dịch vụ chất lượng cao và bán với giá cao tương ứng đã có hạn chế là không phát triển thuê bao không được nhanh và K+ phải lựa chọn chiến lược phát triển mới", ông Công nói.
Mức giá 125.000 đồng mỗi tháng được K+ đánh giá là cạnh tranh, tương đương với các nhà cung cấp truyền hình trả tiền hiện tại khác là SCTV hay VTVcab.
Ban lãnh đạo của K+ kỳ vọng, việc giảm giá mạnh cộng thêm độc quyền trong sở hữu bản quyền Ngoại hạng Anh sẽ giúp K+ nhanh chóng mở rộng thị phần. Đây cũng là chiến lược được K+ áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trước khi đặt chân tới Việt Nam.
Tuy nhiên, sau 1 năm triển khai, thực tế cho thấy K+ không gặt hái được nhiều thành công với chiến lược mới này. Báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất của K+ cho thấy, số lượng thuê bao của doanh nghiệp này không những không tăng lên mà còn giảm đi. Cụ thể, tính đến tháng 12/2017, K+ chỉ có 789.000 thuê bao, giảm mạnh so với con số 855.000 thuê bao hồi tháng 3/2017, giảm hơn 60.000 thuê bao.
Thuê bao giảm, doanh thu của K+ trong năm qua cũng đi xuống theo. Doanh thu của K+ trong năm 2017 chỉ đạt 44 triệu euro (khoảng 1.200 tỉ đồng), giảm gần 5 triệu euro (140 tỉ đồng) so với năm 2016. Đây cũng là mức doanh thu thấp nhất của K+ tại Việt Nam trong vòng 3 năm qua.

K+ sụt giảm mạnh số lượng thuê bao trong bối cảnh thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng. Tính tới giữa năm 2017, cả nước có khoảng 13,1 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, tăng tới 30% chỉ trong vòng 2 năm.
Ước tính đến hết năm 2015, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tại Việt Nam khoảng 9,9 triệu thuê bao, tăng mạnh so với năm 2014 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay. SCTV, đơn vị đang nắm giữ lượng thuê bao lớn nhất hiện nay, với khoảng 4,5 triệu thuê bao, vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 15% trong năm qua.
Năm 2017 cũng là năm thị trường truyền hình trả tiền xuất hiện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình OTT mới như: Vietnamnet ICOM hay Clip TV, bên cạnh những gương mặt lão làng trong lĩnh vực truyền hình như VTVcab, SCTV, AVG (MobiTV), VTC, HTVC, Hanoicab, VNPT, Viettel, K+.
Dù K+ đã chấp nhận giảm tới nửa giá thuê bao, nhưng những đơn vị khác cũng sẵn sàng tung ra thị trường những dịch vụ có giá cạnh tranh hơn nhiều. Chẳng han, SCTV có SCTV VOD thu phí từ 30.000 đồng – 50.000 đồng/tháng, hay như VTVcab cũng có VTVcab ON với giá cước chỉ từ 40.000 đồng – 50.000 đồng/tháng.
Cùng với đó, một số dịch vụ khác như FPT Play, Zing Play, VNPT Media hay những đơn vị nước ngoài như Netflix đổ bộ vào Việt Nam cũng đang khiến miếng bánh thị phần bị xé nhỏ.
Thủ tướng đồng ý VTV và SCIC thoái vốn khỏi dự án tháp truyền hình
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.