Tài chính
Giảm tỷ lệ sở hữu ngân hàng không hạn chế cho vay sân sau và sở hữu chéo
Nhiều đại biểu quốc hội cho rằng điều chỉnh tỷ lệ sở hữu không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo và tập trung tín dụng. Điều này chỉ kiểm soát được về mặt hồ sơ, giấy tờ.

Trong phiên thảo luận thảo luận về Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chiều 15/1, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông tổ chức từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan từ 20% xuống 15% như trong dự thảo luật là chưa phù hợp trong điều kiện hiện nay.
Trong khi đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ quan điểm cần giảm tỷ lệ sở hữu cổ đông là tổ chức tại ngân hàng. Trong báo cáo giải trình, cơ quan này đánh giá việc giảm tỷ lệ sở hữu sẽ giúp đa dạng cơ cấu cổ đông, tăng tính đại chúng và hạn chế chi phối, thâu tóm ngân hàng.
Việc tỷ lệ sở hữu của tổ chức giảm từ 15% xuống 10% cũng phù hợp với định hướng đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021-2025.
Ông Võ Mạnh Sơn, đoàn Đại biểu tình Thanh Hóa cho biết tỷ lệ sở hữu ở mức 5%, 15% và 20% như trong luật hiện hành đã tương đối thấp so với nhiều nước trên thế giới. Mặc dù vậy, tình trạng cấp tín dụng tập trung cho một số nhóm khách hàng có liên quan vẫn thường xuyên diễn ra.
“Quy định về tỷ lệ sở hữu tối đa đã không thực sự có tác dụng. Các cổ đông không rơi vào trường hợp người có liên quan theo định nghĩa của luật vẫn liên kết chặt chẽ với nhau để cấp tín dụng rất tập trung”, ông chỉ ra rằng kết luận của Thanh tra Chính phủ tháng 7/2023 cho thấy tình trạng cấp tín dụng tập trung vẫn diễn ra ở một số ngân hàng.
Theo đại biểu Sơn, tỷ lệ sở hữu cao của một số cổ đông không phải vấn đề trực tiếp gây mất an toàn hệ thống ngân hàng.
Tỷ lệ sở hữu cao dẫn đến xung đột lợi ích, dẫn đến tín dụng thường được điều hướng vào một số khách hàng, không dựa trên nguyên tắc và chuẩn mực phù hợp, từ đó gây mất an toàn cho ngân hàng.
Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu tối đa thấp cũng không thực sự tốt cho việc quản trị ngân hàng khi sở hữu tỷ lệ vốn quá thấp, các cổ đông sẽ không thực sự gắn bó với hoạt động kinh doanh. Các cổ đông lớn không chỉ đầu tư tiền bạc mà còn mang cả công nghệ, quy trình quản trị, giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
Đại biểu Sơn cho rằng thay vì quy định tỷ lệ sở hữu tối đa nên giữ tỷ lệ sở hữu như luật hiện hành và quy định chặt chẽ hơn về điều kiện, thủ tục cấp tín dụng, không áp dụng hồi tố với những trường hợp sở hữu trước khi luật mới có hiệu lực.
Cùng quan điểm trên, ông Lương Văn Hùng, đoàn Đại biểu tỉnh Quảng Ngãi cho rằng quy định mới sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới cổ đông hiện hữu và các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tiềm năng. Những cổ đông này đã và dự kiến sở hữu cổ phần một cách minh bạch và không có ý định thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.
Dự thảo cũng sử dụng phương pháp đóng để quy định mà không cho phép bất cứ ngoại lệ nào. Theo đại biểu Hùng, nên bổ sung một hướng mở. Theo đó, tỷ lệ sở hữu tối đa có thể được điều chỉnh, tùy thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, ông Hùng cũng cho biết giới hạn tỷ lệ sở hữu không có nhiều ý nghĩa trong việc ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo.
“Hiện nay, tình trạng sở hữu chéo xảy ra khi các tổ chức, cá nhân cố gắng xử lý theo hướng không thuộc người liên quan của cổ đông khác, từ đó không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu. Nhưng thực tế, giữa các cổ đông này có liên quan, liên kết với nhau, từ đó chi phối, thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng”, ông Hùng nhận định.
Vì vậy, cần điều chỉnh luật theo hướng pháp huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, chuyên ngành.
Bà Đoàn Thị Lê An, đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng cũng cho rằng, điều chỉnh tỷ lệ sở hữu không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo. Điều này chỉ kiểm soát được về mặt hồ sơ, giấy tờ.
Việc khống chế tỷ lệ không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định. Ngoài ra, giới hạn này còn có thể tạo ra rào cản ngăn cản dòng vốn ngoại chảy vào hệ thống ngân hàng. Theo đại biểu, những nhà đầu tư nắm giữ 15 – 20% vốn ngân hàng không thể lũng đoạn các hoạt động cho vay của chính tổ chức đó.
Trên thực tế, những trường hợp sai phạm vừa qua cho thấy tỷ lệ sở hữu thực sự của những chủ thể này cao hơn rất nhiều so với quy định thông qua các công ty con, công ty liên kết hoặc các cá nhân đứng tên đó, bà nói.
Đại biểu An cho rằng việc sửa đổi pháp luật để phù hợp thực tiễn rất cần thiết. Tuy nhiên, khống chế tỷ lệ sở hữu không đủ ngăn những vụ việc tương tự như SCB bởi sở hữu chéo hay thao túng ngân hàng bản chất rất phức tạp. Nếu nhìn trên giấy tờ, nhiều cổ đông sở hữu thấp hơn tỷ lệ cho phép nhưng vẫn nắm quyền chi phối.
"Do đó, bên cạnh việc siết tỷ lệ sở hữu cần xem xét quy định thật chặt chẽ về điều kiện, thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng liên quan. Cần có hệ thống giám sát chéo, thiết lập một khung pháp lý cụ thể trong lĩnh vực tài chính để làm rõ cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu thực và trách nhiệm giải trình, xử lý nghiêm minh với những trường hợp cố ý làm trái", bà An nhận định.
Nắm bắt điểm rơi sở hữu bất động sản
Chuyên gia dự báo giá vàng có thể chạm ngưỡng 4.000 USD/oz
Giá vàng được dự báo tăng mạnh lên 4.000 USD/ounce vào quý I/2026 khi uy tín của Mỹ suy giảm và Fed đối mặt nguy cơ mất tính độc lập.
NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 19.200 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Áp lực nợ xấu bào mòn lợi nhuận ngân hàng OCB quí I/2025
Áp lực nợ xấu cùng chi phí gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của OCB chỉ đạt xấp xỉ 900 tỷ.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS dự báo ngân hàng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội
Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.
Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt
Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.
Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh
Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.
Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm
Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép
Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.
Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.