Tài chính
Gói tín dụng 500.000 tỷ: Ngân hàng chờ cơ chế riêng để giải ngân
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho hạ tầng, công nghệ, đổi mới sáng tạo nhưng ngân hàng vẫn chờ cơ chế giải ngân đặc thù.
Gói tín dụng ưu đãi quy mô 500.000 tỷ đồng, hướng tới các lĩnh vực then chốt như hạ tầng chiến lược và công nghệ số, được kỳ vọng tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, để gói tín dụng này thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả như kỳ vọng, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, rõ ràng và trách nhiệm giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) và các bộ, ngành liên quan.
"Đây là giai đoạn đòi hỏi nguồn vốn rất lớn cho đầu tư phát triển, hướng tới tăng trưởng GDP hai con số", Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh tại buổi làm việc ngày mới đây.
Trong đó, ông khẳng định tín dụng ngân hàng là một nguồn vốn quan trọng, nhất là khi ngân sách nhà nước và FDI không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu.

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai, với mục tiêu ưu tiên cho các dự án hạ tầng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo NHNN, 21 ngân hàng đã đăng ký tham gia, cam kết áp dụng lãi suất thấp hơn thị trường ít nhất 1%, thời hạn vay từ hai năm trở lên.
Tuy nhiên, việc triển khai đang gặp không ít khó khăn. “Việc cho vay trung và dài hạn chính là một dạng ưu đãi từ phía ngân hàng”, Phó thống đốc cho biết.
Trong khi đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn được phép sử dụng cho vay trung dài hạn đang giảm dần theo chuẩn mực quốc tế như Basel II, Basel III và các quy định mới trong Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi.
Theo Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Hà Thu Giang, phần lớn vốn huy động của hệ thống ngân hàng vẫn mang tính ngắn hạn, trong khi các dự án hạ tầng có vòng đời kéo dài 10–20 năm, thậm chí hơn. Điều này tạo áp lực lớn trong việc cân đối vốn, nếu không có cơ chế hỗ trợ phù hợp.
Không chỉ về nguồn vốn, việc xác định đối tượng và dự án đủ điều kiện vay cũng là một thách thức. Đại diện các NHTM lớn như Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đều cho rằng, cần có định nghĩa rõ ràng thế nào là “hạ tầng trọng điểm” hay “công nghệ số”, để đảm bảo tính minh bạch, giảm rủi ro pháp lý trong quá trình thẩm định và giải ngân.
Ông Tô Huy Vũ, Chủ tịch Agribank, cho biết “nếu không được nới hạn mức tín dụng hoặc hỗ trợ tái cấp vốn, thì khả năng cho vay các dự án lớn sẽ gặp khó khăn”.
Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ số, đại diện NHNN cho biết
thêm, thách thức không chỉ nằm ở tài sản đảm bảo như phần mềm, mã nguồn, bằng
sáng chế – vốn khó định giá, mà còn ở việc hành lang pháp lý cho công nghệ mới
như AI, blockchain hay tài sản số còn chưa đầy đủ.
Do đó, nếu không có cơ chế riêng, các ngân hàng khó có thể “mạnh tay” giải ngân dù nhu cầu là rất lớn.
Các bộ ngành cùng vào cuộc
Từ phía bộ ngành, dù đều nhìn nhận vai trò quan trọng của gói tín dụng, song việc phối hợp hiện vẫn còn rời rạc. Đại diện Bộ Xây dựng cho biết chỉ tập trung vào vốn đầu tư công, chưa có cơ sở đề xuất danh mục dự án thuộc khối doanh nghiệp.
Bộ Khoa học và công nghệ cũng chia sẻ rằng chưa xây dựng được danh mục dự án cụ thể cần vay vốn do trước nay phần lớn các dự án dùng vốn ngân sách. Trong khi đó, Bộ Công Thương đánh giá tổng nhu cầu vốn đến năm 2030 có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, song “cần thêm thời gian tổng hợp con số cuối cùng”.
Trước thực tế này, NHNN đã có văn bản xin ý kiến các bộ ngành từ ngày 16/4, trong đó đề cập rõ nội dung về danh mục dự án trọng điểm và các sản phẩm công nghệ số. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức.
Phó thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh vấn đề không nằm ở quy mô vốn, mà ở cơ chế điều phối và xác định mục tiêu ưu tiên.
Theo ông, NHNN rất cần danh mục các dự án ưu tiên trong ít nhất 5 năm tới, tỷ lệ vốn nhà nước và xã hội hóa, các đối tượng vay cụ thể cùng kế hoạch đầu tư tương đối sát thực tế. Từ đó, ngành ngân hàng mới có thể tính toán cân đối nguồn vốn phù hợp.
Vị lãnh đạo NHNN cũng khẳng định: “Ngân hàng không thể thay thế vai trò điều tiết vốn đầu tư công của Nhà nước.” Nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ, nguy cơ rủi ro thanh khoản và an toàn hệ thống là rất lớn.
Do đó, NHNN đề nghị các bộ ngành xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, cần phối hợp kịp thời, có trách nhiệm cao để gói tín dụng 500.000 tỷ đồng thực sự đi vào thực chất, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển bền vững.
Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100.000 tỷ đồng
Theo đuổi tín dụng tăng trưởng cao, MB vẫn thận trọng với lợi nhuận
Năm 2025, MB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao 23,7%. Mặc dù vậy, nhà băng lại tỏ ra thận trọng với kế hoạch lợi nhuận với mục tiêu tăng trưởng chỉ gần 10%.
Tín dụng tăng mạnh ngay từ đầu năm
Trong ba tháng đầu năm 2025, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt mức 2,5% so với cuối năm 2024, cao gấp gần 10 lần so với mức tăng cùng kỳ năm trước.
Đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.