Tiêu điểm
Hà Nội điều chỉnh quy định kiểm tra giấy đi đường
Quan điểm của Hà Nội là sẽ kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp mạnh nhằm bảo đảm nguyên tắc giãn cách xã hội.
Ngày 7/8 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 2562/UBND-KT siết chặt hơn việc cấp, sử dụng giấy đi đường nhằm giảm lượng người ra đường, tận dụng khoảng thời gian “vàng” để thực hiện truy vết, khoanh vùng các ổ dịch và các nguồn có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Tuy nhiên, sau khi ban hành, một số nội dung tại văn bản chưa được các cơ quan, đơn vị thống nhất cách hiểu dẫn đến còn lúng túng trong triển khai thực hiện, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cũng như yêu cầu phòng chống dịch bệnh.
Trên cơ sở thực tiễn triển khai tại các địa bàn và tiếp thu ý kiến phản hồi từ người dân, cộng đồng doanh nghiệp và qua phản ánh của các cơ quan truyền thông, UBND thành phố làm rõ và yêu cầu thực hiện việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 6/8 của Chủ tịch UBND thành phố.
Thứ nhất, người đi đường xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu) kèm theo giấy đi đường (mẫu giấy đi đường đã được ban hành kèm theo công văn số 2434/UBND-KT ngày 29/7/2021).
Thứ hai, đối với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương trên địa bàn thành phố; cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế trên địa bàn thành phố; các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội thuộc thành phố: Người đứng đầu đơn vị cấp giấy đi đường và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch (như đã nêu tại Mục 2 và Mục 3 Công văn số 2562/UBND-KT ngày 7/8/2021).
Thứ ba, đối với các tập đoàn, tổng công ty; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn thành phố đã nêu tại Mục 5 của Công văn số 2562/UBND-KT: Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị cấp giấy đi đường cho người lao động và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch.
Để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về giãn cách của các đơn vị trên địa bàn và tiến hành hậu kiểm khi cần thiết, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp danh sách người lao động của đơn vị cần lưu thông trên đường, kèm theo phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo các yêu cầu và quy định về phòng chống dịch và gửi đến UBND cấp phường, xã để được xác nhận (người đi đường không cần xuất trình các giấy tờ này).
Việc xác nhận của UBND cấp phường, xã cần được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, theo hình thức trực tuyến, thư điện tử hoặc qua đường bưu điện, đảm bảo không tập trung đông người tại trụ sở. Đối với các trường hợp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động cần bố trí nhiều lao động đến làm việc, UBND cấp phường, xã chủ động phối hợp, cử cán bộ xuống làm việc trực tiếp với đơn vị tại địa điểm để thống nhất phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn phòng chống dịch và xác nhận danh sách người lao động cần lưu thông trên đường, làm cơ sở để Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường cho người lao động.
Thứ tư, các lực lượng, các chốt kiểm soát thực hiện nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, giám sát và liên thông thông tin để phát hiện, nhắc nhở, kiến nghị xử lý các đơn vị cấp giấy đi đường không đúng đối tượng, không đúng mục đích trong thời gian giãn cách. Yêu cầu các lực lượng thực hiện tốt, linh hoạt, tránh gây ùn tắc, mất an toàn trong phòng, chống dịch và trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân.
Thứ năm, yêu cầu UBND cấp quận, huyện, cấp phường, xã không được quy định phát sinh thêm các thủ tục, giấy tờ gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân. Trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và hậu kiểm, trường hợp có khó khăn vướng mắc cần kịp thời báo cáo UBND thành phố để xem xét, chỉ đạo giải quyết.
Theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, Công văn số 2562/UBND-KT siết chặt hơn việc cấp, sử dụng giấy đi đường được ban hành với tinh thần quán triệt, thực hiện nghiêm, thực chất, hiệu quả, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” tại Công điện số 1068/CĐ-TTg ngày 5/8 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7, Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 6/8 của Chủ tịch UBND Thành phố.
Về hiện tượng ùn ứ giao thông tại một số điểm do công tác kiểm tra, kiểm soát giấy đi đường, chiều ngày 9/8, Phó chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, việc kiểm tra, kiểm soát nhằm giảm lượng người ra đường, bảo đảm giãn cách xã hội thực chất.
“Đây là biện pháp quyết định để ngăn chặn dịch bùng phát rộng, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng nhân dân”, ông Quyền nhấn mạnh và mong người dân, các cơ quan, tổ chức hợp tác, chia sẻ.
Nguyên tắc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình; người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. Chỉ thị 17 ban hành ngày 23/7 của Chủ tịch TP. Hà Nội cũng đã yêu cầu tất cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bố trí cho nhân viên sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thật sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp bách cần thiết khác.
Tuy nhiên, sau hơn 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội, một trong những hạn chế lớn nhất là nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm yêu cầu trên. Số người ra đường còn đông, trong đó có không ít trường hợp không đúng đối tượng, không đúng mục đích.
Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả phòng chống dịch, một phần làm cho tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát, lây lan rộng nếu không kịp thời có biện pháp mạnh để khắc phục.
Do đó, tối ngày 8/8, UBND đã có văn bản yêu cầu siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.
Theo đó, bên cạnh mẫu giấy đi đường theo mẫu đã được ban hành ngày 29/7, người đi đường cần xuất trình kèm theo: căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Trong ngày đầu tiên thực hiện theo văn bản trên, các lực lượng chức năng đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, song hiện tượng ùn ứ đã xảy ra và tập trung đông người tại một số địa điểm trên địa bàn.
Nhấn mạnh một lần nữa, lãnh đạo thành phố khẳng định, để thực hiện mục tiêu cao nhất là bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng người dân, Hà Nội sẽ kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp mạnh nhằm bảo đảm nguyên tắc giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg và Chỉ thị số 17/CT-UBND.
Ông Quyền đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và linh hoạt trong việc kiểm tra, xác nhận giấy đi đường trong thời gian ngắn nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó thực hiện nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát và xác nhận giấy đi đường đúng đối tượng, đúng mục đích, góp phần thực hiện giãn cách xã hội thực chất, hiệu quả.
Lãnh đạo thành phố khẳng định: “kiểm tra giấy đi đường không phải để phạt người dân mà làm căn cứ để phát hiện và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố về bố trí lịch làm việc, sản xuất, kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội”.
Các chốt kiểm tra, khi phát hiện các trường hợp sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, cần thông tin đến công an phường, xã, thị trấn nơi có đơn vị, tổ chức xác nhận giấy đi đường để kiểm tra, đối chiếu, có biện pháp chấn chỉnh và kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định.
Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, thành phố ghi nhận thêm 70 ca mắc mới trong ngày 9/8, trong đó 21 ca tại cộng đồng và 49 ca ở khu cách ly. Do đó, đợt dịch Covid-19 thứ 4 từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội có 1.853 trường hợp dương tính, số ca mắc ngoài cộng đồng gần 1.100 ca, trường hợp đã được cách ly trên 750 ca.
Hà Nội siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường
Hà Nội triển khai chương trình ‘Đoàn kết chống dịch’
Fanpage “Đoàn kết chống dịch” và hotline vừa được ra mắt nhằm tiếp nhận thông tin những trường hợp cần giúp đỡ trên địa bàn TP. Hà Nội.
Hà Nội siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường
Bên cạnh giấy đi đường theo mẫu, UBND Hà Nội yêu cầu người đi đường xuất trình thêm căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Hà Nội giám sát các dự án xây dựng chậm triển khai
Mới đây, việc giám sát thực hiện kết luận của HĐND TP Hà Nội về quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai đã diễn ra tại một số quận. Đáng chú ý, không ít trường hợp phải cung cấp toàn bộ hồ sơ để làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8
Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 17, triển khai thực chất, chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình trong hai tuần tới.
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa
Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.
Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao
Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.
Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Lịch sử, cơ hội và thách thức
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bắt đầu và liên tục từ 20 năm nay. Cơ hội đang nhiều hơn, song thách thức cũng lớn hơn.
Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.