Hà Nội siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường

Nhật Hạ Chủ nhật, 08/08/2021 - 21:33

Bên cạnh giấy đi đường theo mẫu, UBND Hà Nội yêu cầu người đi đường xuất trình thêm căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Hà Nội kéo dài giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến 23/8.

Sau 2 tuần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tại Hà Nội, cơ bản các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt nhưng vẫn có nhiều trường hợp cấp và sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, không đúng đối tượng.

Một số chốt kiểm soát chưa siết chặt việc kiểm tra dẫn đến tình trạng đông người đi lại trên đường, không thực hiện nghiêm việc giãn cách, ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua.

Do đó, UBND TP. Hà Nội vừa có chỉ đạo về việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.

Bên cạnh mẫu giấy đi đường theo mẫu đã được ban hành ngày 29/7, người đi đường cần xuất trình kèm theo: căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

UBND thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trung ương trên địa bàn thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17 và công điện ngày 6/8 của chủ tịch thành phố.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin được bố trí làm việc tại nhà và chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể có trách nhiệm quản lý chặt chẽ nhân viên, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.

Đồng thời, chịu trách nhiệm về việc nhân viên gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch; không lập kế hoạch hoạt động, phân công công tác, cấp giấy đi đường không đúng đối tượng và sử dụng sai mục đích.

Công an thành phố, UBND quận, huyện, thị xã được giao siết chặt kiểm tra, giám sát tại các chốt kiểm soát. Các lực lượng tổ tự quản, tổ Covid cộng đồng tăng cường kiểm tra giấy đi đường tại các chốt kiểm soát đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng.

Theo đó, kiểm soát việc sử dụng giấy đi đường có điểm đến trên địa bàn mình quản lý để phát hiện, nhắc nhở hoặc kiến nghị xử lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo về bố trí lịch làm việc, sản xuất, kinh doanh trong thời gian giãn cách.

Các chốt kiểm tra khi phát hiện các trường hợp sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, thông tin đến nơi có đơn vị, tổ chức cấp giấy đi đường để kiểm tra, đối chiếu, có biện pháp chấn chỉnh và kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định.

UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận giấy đi đường trên nguyên tắc chính quyền cơ sở giám sát chặt chẽ nơi đến trên địa bàn.

Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động cần phối hợp UBND xã, phường, thị trấn (nơi đơn vị hoạt động) để được kiểm tra, xác nhận giấy đi đường (hoặc xác nhận theo danh sách kèm theo).

Các khu, cụm công nghiệp, chính quyền địa phương cần chủ động phối hợp các chủ doanh nghiệp thống nhất phương án tổ chức thực hiện giám sát nơi đi hoặc nơi đến phù hợp với tình hình thực tế.

Ban quản lý chợ lập danh sách tiểu thương và những người liên quan duy trì hoạt động của chợ đảm bảo theo phương án giãn cách, giảm quầy hàng theo quy định. Trên cơ sở danh sách do các ban quản lý chợ cung cấp, UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra, xác nhận và gửi lại cho ban quản lý chợ để cấp cho tiểu thương và người có liên quan sử dụng.

Các chốt kiểm tra, khi phát hiện các trường hợp sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, thông tin đến công an xã, phường, thị trấn nơi có đơn vị, tổ chức cấp giấy đi đường để kiểm tra, đối chiếu, có biện pháp chấn chỉnh và kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định.

Trong hai tuần gần đây, số ca mắc mới của Hà Nội dao động 50 - 70, ngày cao nhất hơn 100, nâng tổng số ca trong đợt dịch thứ tư là 1.783. Do số ca mới liên tục ở mức cao, nhiều ca lây nhiễm cộng đồng và ở khu vực nguy cơ cao, Chủ tịch TP. Hà Nội ngày 6/8 đã ban hành công điện kéo dài tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến 23/8.

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8

Tiêu điểm -  3 năm
Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 17, triển khai thực chất, chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình trong hai tuần tới.
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8

Tiêu điểm -  3 năm
Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 17, triển khai thực chất, chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình trong hai tuần tới.
Hà Nội giám sát các dự án xây dựng chậm triển khai

Hà Nội giám sát các dự án xây dựng chậm triển khai

Bất động sản -  3 năm

Mới đây, việc giám sát thực hiện kết luận của HĐND TP Hà Nội về quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai đã diễn ra tại một số quận. Đáng chú ý, không ít trường hợp phải cung cấp toàn bộ hồ sơ để làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8

Tiêu điểm -  3 năm

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 17, triển khai thực chất, chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình trong hai tuần tới.

Siêu thị 0 đồng giữa đại dịch ở Hà Nội

Siêu thị 0 đồng giữa đại dịch ở Hà Nội

Ống kính -  3 năm

Hơn 60 mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, dầu ăn, thực phẩm khô, đồ tươi sống, gia vị, rau củ quả… được sắp xếp gọn gàng trên từng kệ để dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội ‘dính’ Covid-19

Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội ‘dính’ Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Chợ đầu mối phía Nam (hay còn gọi là chợ Đền Lừ), chợ đầu mối Minh Khai, chợ Phùng Khoang, Long Biên, Tam Hiệp... đều đã có liên quan tới trường hợp nhiễm Covid-19.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  52 phút

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  53 phút

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  20 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.