Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mới đây, việc giám sát thực hiện kết luận của HĐND TP Hà Nội về quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai đã diễn ra tại một số quận. Đáng chú ý, không ít trường hợp phải cung cấp toàn bộ hồ sơ để làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Cụ thể, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, đoàn giám sát của Thường trực HĐND TP. Hà Nội đã kiểm tra tại 3 dự án: Xây dựng trụ sở kết hợp văn phòng sinh thái thương mại và khu trưng bày sản phẩm (tại phường Trung Văn) do Công ty CP đầu tư và xây dựng Sông Đà làm chủ đầu tư; khách sạn Hoa Sen (tại phường Mễ Trì) do Công ty TNHH MTV PT Khách sạn Hoa Sen làm chủ đầu tư và Trung tâm dạy nghề Cửu Long (phường Xuân Phương) do Công ty CP sản xuất và Xuất nhập khẩu Cửu Long làm chủ đầu tư.
Theo báo cáo 57/BC-HĐND (hồi tháng 7/2018) của HĐND thành phố, trên địa bàn quận có 48 dự án chậm triển khai.
Qua rà soát, có 12/48 dự án được chấp thuận đầu tư, nhưng chưa được giao đất, cho thuê đất. Đến nay, đã có 36 dự án được Sở Tài nguyên và môi trường thanh, kiểm tra.
Trong đó, ghi nhận 1 dự án UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi (khu dịch vụ đào tạo nhân sự cấp cao Phú Hòa và Văn phòng làm việc tại phường Mễ Trì); 3 dự án được gia hạn sử dụng đất 24 tháng; 7 dự án đã thực hiện GPMB nhưng còn vướng mắc; 20 dự án đã GPMB nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý; 5 dự án chủ đầu tư đã xây dựng công trình đưa vào hoạt động.
Thông tin từ lãnh đạo UBND quận cho biết, nguyên nhân của tình trạng chậm là do một số dự án phải điều chỉnh theo quy hoạch phân khu. Do đó, chủ trương đầu tư hết thời hạn phải xin điều chỉnh; một số dự án chuyển tiếp từ Luật Đất đai 2003 sang Luật Đất đai năm 2013, dự án đã có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng tiếp tục phát sinh vướng mắc chính sách về đất dịch vụ dẫn đến phát sinh đơn thư, khiếu kiện ảnh hưởng đến tiến độ, thời gian thực hiện dự án; một số nhà đầu tư không liên hệ với UBND quận Nam Từ Liêm để thực hiện GPMB dự án…
Ý kiến từ đoàn giám sát cho biết, tại thời điểm HĐND thành phố giám sát năm 2018, trên địa bàn quận có 48 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai. Nhiều dự án tiếp tục được gia hạn, kéo dài.
Nhiều dự án không có chủ trương đầu tư; 12 dự án chưa được giao đất; Ngoài ra còn có 7 dự án chậm GPMB, 20 dự án chậm triển khai, một số dự án chưa điều chỉnh quy hoạch để triển khai tiếp các thủ tục chủ trương đầu tư, thực hiện dự án...
Tại quận Bắc Từ Liêm, có 29 dự án đầu tư có vốn ngoài ngân sách đều triển khai chậm, kéo dài nhiều năm. Đáng chú ý, trong đó, có dự án đắc địa nhưng chưa triển khai thực hiện, tiếp tục được gia hạn, kéo dài; 5 dự án chưa được giao đất; 8 dự án chậm GPMB; 2 dự án đã thu hồi đất nhưng quận chưa đề xuất phương án xử lý; 3 dự án chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính (khoảng 228,6 tỷ đồng)...
Đặc biệt, có 3 dự án từng bị giám sát 3 năm trước nhưng đến nay chưa có chuyển biến. Các dự án này gồm khu nhà ở cho cán bộ cao cấp Bộ Công an (ngõ 89 Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh) của chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư và xây dựng số 4 Vạn Xuân; dự án xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe (mặt đường Đỗ Nhuận, cạnh Công viên Hòa Bình, phường Xuân Đỉnh) của Công ty CP Bất động sản AIC và dự án xây dựng di chuyển, mở rộng cơ sở sản xuất vải dệt kim và may xuất khẩu (Km12, QL 32, phường Phúc Diễn), chủ đầu tư là Công ty CP Haprosimex Thăng Long (Công ty Dệt kim Thăng Long).
Đoàn giám sát đã đề nghị quận Bắc Từ Liêm và các ngành cung cấp toàn bộ hồ sơ 2 dự án của Công ty CP Bất động sản AIC và Công ty CP Haprosimex Thăng Long để rà soát, làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị để kiến nghị với HĐND, UBND thành phố tập trung triển khai giải quyết nghiêm theo quy định.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.