Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
UBND TP. Hà Nội sẽ tập trung xử lý quyết liệt các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai.
Các dự án trong diện này được chia thành 3 nhóm: dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất (135 dự án); đã được giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất (404 dự án) và do UBND các quận, huyện, thị xã phát hiện đề xuất chưa được xử lý (173 dự án).
Cập nhật quá trình xử lý cho thấy, tổng số dự án sẽ được TP. Hà Nội tiếp tục giám sát, xử lý quyết liệt thời gian tới là 293 trường hợp.
Với danh mục dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, ghi nhận khoảng 50 dự án được TP. Hà Nội giao Sở Kế hoạch và đầu tư giám sát, tiếp tục có các biện pháp khắc phục, xử lý cụ thể theo quy định pháp luật đối với từng dự án; 59 dự án dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch.
Đáng chú ý, có 10 trường hợp đã có dự án đầu tư được duyệt, nhưng chưa được giao đất, chưa triển khai đầu tư, chậm triển khai hoặc nhà đầu tư chây ì thực hiện thủ tục/mục tiêu dự án không còn phù hợp quy định hiện hành.
Đơn cử như khu nhà ở Đại Mỗ quy mô 4,6ha tại quận Nam Từ Liêm do UDIC thực hiện, được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2007, tiến độ tới năm 2011, nhà đầu tư không có cam kết, không đề xuất được lộ trình triển khai. Khu đô thị mới Tây Nam An Khánh 1 quy mô 87ha tại Hoài Đức, cấp chủ trương đầu tư từ năm 2008, tiến độ thực hiện 2016 do Công ty CP Xây dựng – du lịch Hải Phát thực hiện.
Cũng ở địa bàn Hoài Đức, còn có dự án được cấp chủ trương từ năm 2008, nhưng nhà đầu tư không hoàn thiện thủ tục quy hoạch như khu đô thị TCL (khoảng 27ha của Công ty CP Đầu tư Trường An), khu đô thị mới An Thịnh 5 (50ha của Công ty CP Đầu tư và phát triển kinh tế Việt Nam).
Trong danh mục đã được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, ghi nhận 150 dự án còn phải tiếp tục giám sát, xử lý khắc phục.
Ngoài ra, còn có 93 dự án do UBND các quận, huyện, thị xã phát hiện, đề xuất xử lý. Trong số này, 33 dự án với tổng diện tích khoảng 857ha đất được giao nhiệm vụ thanh tra, đề xuất phương án xử lý cho Sở Kế hoạch và đầu tư cùng các sở ngành liên quan; 60 dự án (khoảng 1.895ha đất) tiếp tục đề xuất các biện pháp xử lý cụ thể.
Trong danh mục 59 dự án đã bị “khai tử”/chấm dứt, xuất hiện nhiều nhà đầu tư là doanh nghiệp mạnh trong ngành xây dựng như: Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (tổ hợp Udic Lakesike Lạc Long Quân); Công ty CP thương mại và dịch vụ Lã Vọng (Trung tâm thương mại và nhà ở Vai Réo tại huyện Quốc Oai); Công ty CP Đầu tư phát triển khu đô thị và khu công nghiệp IDICO (khu đô thị Minh Quang Bắc và Minh Quang Nam với đa phần diện tích thuộc địa bàn huyện Thường Tín).
Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng Vietracimex với dự án khu nhà ở sinh thái Vietracimex tại huyện Mê Linh; Công ty CP Bất động sản tài chính dầu khí Việt Nam với dự án khu đô thị mới dầu khí Đức Giang – khu A tại huyện Hoài Đức (dự án chưa được chấp thuận, phê duyệt theo quy định cũ; nhà đầu tư chây ì không hoàn thiện thủ tục quy hoạch)…
TP. Hà Nội cũng cho biết 3 dự án đang chờ kết luận của tòa án, cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra. Trong đó có: khu đô thị mới và sân golf Mê Linh (diện tích khoảng 217ha) của Công ty CP Đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin (đổi tên Công ty CP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải); khu đô thị mới Nam đường 32 do Công ty CP Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 thực hiện.
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.