Tiêu điểm
Hà Nội, Hải Phòng bỏ quy định cách ly tập trung với khách đến trên các chuyến bay nội địa
Người đến Hà Nội, Hải Phòng bằng các chuyến bay thương mại sẽ cần theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, không phải cách ly y tế tập trung 7 ngày.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản thống nhất với Bộ Giao thông vận tải về việc thí điểm tổ chức đường bay nội địa chở khách giữa Hà Nội với TP.HCM, Đà Nẵng từ ngày 10/10 đến 20/10 với tần suất một chuyến mỗi ngày (chở khách hai chiều), ngồi giãn cách 50% công suất.
Theo đó, hành khách cần theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.
Các cơ quan chức năng TP. Hà Nội sẽ kiểm soát dịch tễ hành khách tại sân bay quốc tế Nội Bài để sàng lọc, phân loại và thông báo cho UBND các quận, huyện, xã, phường... để thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Sở Y tế Hà Nội là cơ quan chủ trì, đầu mối phối hợp tiếp nhận thông tin hành khách để phối hợp quản lý, kiểm soát dịch Covid-19, theo dõi sức khỏe hành khách tại nhà, nơi lưu trú.
Cùng ngày, TP. Hải Phòng cũng ra quyết định tất cả hành khách xuống Cảng hàng không quốc tế Cát Bi trên các chuyến bay thương mại nội địa và lưu trú tại Hải Phòng không phải áp dụng cách ly y tế tập trung.
Tuy nhiên, thành phố vẫn yêu cầu người đến từ vùng nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng màu đỏ, vùng màu cam, vùng màu vàng) được công bố trên trang thông tin điện tử Bộ Y tế thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm PCR ngày thứ 2 và ngày thứ 7.
Người trở về từ các địa phương nguy cơ hoặc bình thường mới tự theo dõi sức khỏe 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm PCR vào ngày thứ 7; nếu có triệu chứng ho, sốt, đau họng, khó thở... phải thông báo ngay đến cơ quan y tế.
Hành khách luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-Covid, không tiếp xúc nơi đông người trong vòng 14 ngày.
UBND TP. Hải Phòng giao Sở Y tế tiếp nhận thông tin từ Cảng vụ Hàng không quốc tế Cát Bi, cung cấp cho địa phương chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp cho hành khách khi trở về địa phương. Nếu phát hiện các trường hợp có ho sốt, khó thở, mệt mỏi... thì chuyển hành khách tới Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp để được khám và xử trí kịp thời.
Toàn bộ chi phí vận chuyển hành khách về các địa phương, xét nghiệm và các chi phí liên quan khác trong quá trình thực hiện do hành khách tự chi trả; trường hợp đặc biệt giao Sở Y tế báo cáo cụ thể UBND thành phố.
Trước đó, vào ngày 9/10, trong văn bản về việc tổ chức chuyến bay thương mại nội địa, Hà Nội, Hải Phòng đều yêu cầu cách ly tập trung 7 ngày đối với hành khách đi chuyến bay nội địa từ TP.HCM.
Theo đó, TP. Hà Nội dự định dùng 20 khách sạn để làm cở sở cách ly y tế tập trung hàng khách đến và lưu trú tại Hà Nội trên các chuyến bay từ TP.HCM và Đà Nẵng.
Theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, hành khách đi chuyến bay nội địa phải có chứng nhận tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc giấy xác nhận khỏi Covid-19 không quá 6 tháng; xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.
Sau chuyến bay, khi di chuyển về nơi cư trú, hành khách không tiếp xúc nơi đông người; tự theo dõi sức khỏe hoặc cách ly tại nơi cư trú, lưu trú ít nhất 7 ngày; riêng người từ vùng dịch phải xét nghiệm vào ngày thứ hai kể từ khi về nơi ở.
Hà Nội cho mở lại đường bay với TP.HCM và Đà Nẵng
Hà Nội dùng 20 khách sạn để cách ly tập trung người đến bằng máy bay
20 khách sạn sẽ được dùng để làm cơ sở cách ly tập trung đối với hành khách trên các chuyến bay từ TP.HCM và Đà Nẵng đến Hà Nội từ ngày 10/10.
Hà Nội cho mở lại đường bay với TP.HCM và Đà Nẵng
Hà Nội thống nhất mở lại đường bay với TP.HCM và Đà Nẵng tần suất 1 chuyến/ngày.
Hà Nội đề nghị làm rõ nhiều vấn đề trước khi mở lại đường bay nội địa
Trước khi đồng tình hay từ chối về kế hoạch mở lại đường bay nội địa, UBND TP. Hà Nội đề nghị làm rõ nhiều vấn đề.
Kinh tế Hà Nội cuối năm: Lò xo bị nén càng lâu thì bung càng mạnh?
Thành lập 4 tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiên định mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trên 95% kế hoạch năm 2021, đẩy nhanh giải quyết các thủ tục về đầu tư, tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp… là những việc mà chính quyền Hà Nội sẽ làm để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 ở mức cao nhất.
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.