Hai bất cập lớn cản ‘con ngựa’ đầu tư công về đích 2020

Nhật Hạ Thứ sáu, 21/08/2020 - 18:49

Chỉ còn hơn 4 tháng cuối năm để giải ngân hết trên 55% số vốn đầu tư còn lại, tương đương khoảng 350.000 tỷ đồng. Thủ tướng nhận định ‘đây là nhiệm vụ rất nặng nề’.

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến về giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 diễn ra hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần nữa nhấn mạnh quyết tâm giải ngân hết số vốn 630.000 tỷ đồng trong năm nay. 

Đây được xem là nguồn quan trọng trong tăng trưởng, giải quyết nhiều việc làm, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19.

Các động lực thúc đẩy tăng trưởng năm 2020 với hình ảnh cỗ xe tam mã gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, chỉ có ‘con ngựa’ đầu tư công là chạy tốt nhất trong nửa đầu năm. 

Chỉ còn 20 tuần nữa, tức là hơn 4 tháng cuối năm để giải ngân hết trên 55% số vốn đầu tư còn lại, tương đương khoảng 350.000 tỷ đồng. Thủ tướng nhận định ‘đây là nhiệm vụ rất nặng nề’.

Trong khi đó, Người đứng đầu Chính phủ cho rằng có 2 bất cập lớn trong giải ngân vốn đầu tư công vẫn đang diễn ra.

Thứ nhất, tại sao xảy ra tình trạng có nơi làm tốt, có nơi hầu như không giải ngân được, do công tác chuẩn bị đầu tư hay người đứng đầu chưa thực sự vào cuộc, hay nhà nhà đầu tư, cán bộ quản lý, ban quản lý yếu kém. Đặc biệt là các dự án ODA, vướng mắc về thủ tục điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định, nguồn vốn… ảnh hưởng rất lớn đến triển khai dự án.

Thứ hai là sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong nhiều trường hợp chưa tốt, chưa kịp thời, kém hiệu quả, quy trình thủ tục ở một số dự án lòng vòng.

Đồng thời, những tồn tại, hạn chế vẫn còn gồm việc giao kế hoạch vốn còn bất cập; công tác đền bù, giải phóng mặt bầng nhiều nơi còn chậm; quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng, thanh quyết toán còn phức tạp, nhiều nơi cán bộ, công chức, chủ đầu tư, nhà thầu còn thiếu trách nhiệm.

Thủ tướng nêu hai bất cấp lớn trong giải ngân đầu tư công
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị. Ảnh: Quang Hiếu.

Để giải quyết bất cấp trên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung làm ngay những nhiệm vụ, công việc theo thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Tổ chức nào, cá nhân nào làm chậm thì phải kỷ luật nghiêm.

"Không thể nói mà không làm, không thể có tiền mà không tiêu được. Chính phủ cương quyết có chế tài xử lý những đơn vị không giải ngân hết vốn đầu tư công", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, giải ngân quyết liệt, kịp thời nhưng phải bảo đảm chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực; không thể để xảy ra tình trạng thanh toán khối lượng khống, làm xấu, làm ẩu, để có khối lượng mà bỏ qua quy trình kỹ thuật, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng thời cần cần bố trí đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho các dự án ODA. Kiên quyết thực hiện tiếp tục điều chuyển vốn để bảo đảm giải ngân hết số vốn được giao.

Đối với các dự án đã hoàn thành, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh công tác quyết toán, không để dồn lại cuối năm mới quyết toán và có quy định chế tài cụ thể việc này.

Đối với dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2020 thì tập trung hoàn thiện các hạng mục công trình, hoàn tất công tác nghiệm thu, thanh quyết toán vốn cho nhà thầu, đừng để kéo dài.

Đối với dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2020, tăng cường đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng để đủ điều kiện thanh toán cho nhà thầu.

Đối với dự án khởi công mới, khẩn trương lập hồ sơ thiết kế và dự toán, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu, sớm thi công.

Tất cả các bộ phải rà soát, không để hồ sơ chậm trễ, xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ.

Bộ Kế hoạch và đầu tư được giao thực hiện nghiêm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả công tác phối hợp, “không phải chờ giao ban mới tháo gỡ”. Các bộ cũng phải đôn đốc, kiểm tra để xử lý những khó khăn cũng như xử lý những cán bộ, tổ chức làm chậm hoặc có hành vi tiêu cực.

Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra thì kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân liên quan; không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án và cá nhân có liên quan trong năm nay.

Ngoài ra, về truyền thông, Thủ tướng yêu cầu hằng tháng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai tình hình giải ngân vốn đầu tư công của từng bộ, từng cơ quan Trung ương và địa phương.

“Anh nào làm tốt thì biểu dương, anh nào làm chậm thì phê phán, đấu tranh”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hiện có 5 bộ, cơ quan Trung ương và 19 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 60%. Tuy nhiên, có 29 bộ, cơ quan Trung ương và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%, trong đó có 15 bộ, cơ quan Trung ương và một địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tại các cơ quan có tỷ lệ giải ngân dưới 35% cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh, có biện pháp cụ thể, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân những tháng cuối năm.

Cũng tại hội nghị, phần lớn các bộ, ngành, địa phương đều quyết tâm giải ngân từ 95-100% vốn đầu tư công, nhất là những địa phương có số vốn lớn như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng.

Trong thời gian qua, một số cơ quan chức năng đã xuất hiện nhiều cách làm mới như việc lãnh đạo cao nhất của địa phương đi từng công trình, đưa ra những chế tài mạnh như làm chậm thì không được tham gia đầu thầu công trình và không tham gia làm chủ đầu tư các công trình tiếp theo.

Nhiều bộ không tiêu hết tiền đã báo cáo Thủ tướng để điều chuyển vốn cho các công trình dở dang.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, hiện có 9 bộ, cơ quan Trung ương và 9 địa phương có văn bản đề nghị chuyển trả lại kế hoạch vốn để điều chỉnh cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác với tổng số vốn là 6.338 tỷ đồng. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm 1.808 tỷ đồng.

Đồng thời, 7 bộ, cơ quan Trung ương và 31 địa phương đề xuất bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 với tổng số vốn là là 13.509 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế giải ngân từ đầu năm đến 31/7/2020 là 193.040 tỷ đồng, đạt 40,98% kế hoạch Thủ tướng giao (không bao gồm vốn kéo dài từ các năm trước sang). Ước giải ngân đến 31/8 là 221.768 tỷ đồng, đạt 47% so với kế hoạch.

Thúc đẩy đầu tư công: Không nên vội vàng, dàn trải, vẽ dự án mới

Thúc đẩy đầu tư công: Không nên vội vàng, dàn trải, vẽ dự án mới

Tiêu điểm -  4 năm

Việc thúc đẩy đầu tư công trong giai đoạn hiện nay có vai trò quan trọng với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên chỉ nên tập trung vào các dự án trọng điểm, đã có vốn sẵn.

Xử lý nghiêm nếu để chậm giải ngân vốn đầu tư công

Xử lý nghiêm nếu để chậm giải ngân vốn đầu tư công

Tiêu điểm -  4 năm

Thủ tướng Chính phủ đề nghị cả nước phát động phong trào thi đua yêu nước về giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời xử lý nghiêm người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ, kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan không có chuyển biến.

Quốc hội chốt chuyển 3 dự án cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công

Quốc hội chốt chuyển 3 dự án cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công

Tiêu điểm -  4 năm

Quốc hội đồng ý chuyển sang đầu tư công đối với 3 dự án cao tốc Bắc - Nam gồm Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Mai Sơn - quốc lộ 45.

Chuyển cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công: Cần cam kết đảm bảo tiến độ

Chuyển cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công: Cần cam kết đảm bảo tiến độ

Tiêu điểm -  4 năm

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông sang hình thức đầu tư công cần có cam kết để dự án đảm bảo tiến độ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  22 phút

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  26 phút

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  1 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Tài chính -  1 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  3 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.