Tiêu điểm
Hàng loạt 'ông lớn' gặp khó ở Hà Tĩnh
Khoảng 30 dự án nhà ở, đô thị nghỉ dưỡng tại Hà Tĩnh đang chậm tiến độ kéo dài nhiều năm qua.
Các sở ngành địa phương tỉnh Hà Tĩnh đang gặp khó khăn trong việc xử lý một số dự án đã được quyết định chủ trương và lựa chọn nhà đầu tư từ giai đoạn 2018 - 2020.
Trong đó, nhiều dự án quy mô lớn gặp tình trạng chậm tiến độ kéo dài và chưa rõ ngày về vì phải chờ đợi các cấp ngành địa phương vào cuộc tháo gỡ các vướng mắc.
Điển hình, dự án khu nhà ở và dịch vụ đa năng của Công ty TNHH một thành viên Nam Phong sau gần 10 năm nhận chủ trương, giao đất vẫn chưa triển khai. Đặt tại khu kinh tế Vũng Áng, dự án có quy mô xây dựng khách sạn 300 phòng, 250 căn hộ khép kín cùng trung tâm thương mại, dịch vụ; tổng mức đầu tư khoảng 1.350 tỷ đồng.
Dự án khu dân cư đô thị quy mô gần 9ha tại TP. Hà Tĩnh của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị – Công ty TNHH được xác định tiến độ phải hoàn thành từ 4 năm trước. Trị giá 1.200 tỷ đồng, cơ cấu sản phẩm dự án gồm nhà phố, biệt thự, dự án mới đây được tỉnh xin ý kiến ộ, ngành về xử lý chậm tiến độ sử dụng đất.
Hay như dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài khoảng 36 triệu USD đặt tại khu kinh tế Vũng Áng là Dream City của Công ty TNHH KC&S được quyết định chủ trương năm 2015 nhưng hiện vẫn đang hoàn thiện thủ tục để triển khai xây dựng.
Ngoài ra, một số trường hợp đang phải chờ thẩm định giá đất, giải phóng mặt bằng trước khi tính đến bước phát triển tiếp theo như khu đô thị mới trị giá 711 tỷ đồng của Công ty CP Kosy tại TP. Hà Tĩnh; khu đô thị mới Xuân Thành có tổng mức đầu tư 424 tỷ đồng của Công ty CP Đầu tư phát triển Harumi.
Cũng cần nhắc đến không ít dự án đấu giá, đấu thầu đã hoàn thành cơ bản khoảng 90%, gần cán đích vận hành toàn bộ nhưng nhà đầu tư chưa “mặn mà” hoàn thiện để đủ điều kiện chuyển nhượng, bán hàng hình thành trong tương lai, bởi nhu cầu thị trường thấp như dự án dân cư của Công ty CP Bất động sản Hano-vid tại thị xã Hồng Lĩnh.
Hoặc đứng trước thách thức lãi suất ngân hàng cao làm tăng chi phí cho doanh nghiệp như dự án shophouse và hạ tầng dân cư của Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng tại TP. Hà Tĩnh.
Một nút thắt lớn nữa đối với nhiều dự án là vấn đề xác định giá trị M3 (giá sàn nộp ngân sách bằng tiền), tức cách tính giá trị nộp ngân sách nhà nước tối thiểu cho các dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất.
Tiêu biểu trong số này có thể kể đến khu đô thị thương mại dịch vụ, biệt thự sinh thái Nam Cầu Phú trị giá gần 3.700 tỷ đồng của Tập đoàn T&T; khu dân cư đô thị Cánh Buồm của Công ty CP Bất động sản Mỹ.
Dự án Nam Cầu Phú nằm tại phía Nam của TP. Hà Tĩnh, quy mô công trình chính cao 21 tầng; khu nhà ở gồm hơn 1.900 căn nhà ở thương mại, 538 căn nhà ở xã hội. Diện tích sử dụng đất gần 50ha, quy mô dân số khoảng 7.400 người.
Pháp luật hiện hành quy định, giá trị M3 được bên mời thầu xác định theo công thức "M3 = S x G x K". Trong đó "S" là diện tích có thu tiền đất, "G" là giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá, "K" là hệ số điều chỉnh. Giá trị M3 xác định khi dự án được đưa ra đấu thầu rộng rãi, khác biệt và độc lập với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Bất động sản sẽ gặp khó trong bao lâu?
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.