Harley Davidson ‘dứt áo ra đi’ vì cuộc chiến thương mại của nước Mỹ
Thứ ba, 26/06/2018 - 10:09
Những động thái đáp trả thuế giữa Mỹ và đối tác thương mại khiến hãng mô tô hàng đầu thế giới Harley Davidson có thể mất 15% lợi nhuận hàng năm.
Nếu xuất khẩu sang EU, mỗi chiếc xe từ Mỹ sẽ phải gánh thêm 2.200 USD. Ảnh: Ian Langsdon
Cổ phiếu của Harley-Davidson đã lao dốc sau khi nhà sản xuất xe máy huyền thoại của nước Mỹ tiết lộ sẽ chuyển một số công đoạn sản xuất ra nước ngoài nhằm bù đắp sự ảnh hưởng từ việc Liên minh châu Âu (EU) trả đũa Mỹ.
Đây là một trong những tuyên bố đầu tiên được đưa ra bởi doanh nghiệp có tên tuổi lớn tại Mỹ, cho thấy những mức thuế đáp trả thời gian gần đây buộc công ty phải chuyển dần ra nước ngoài. Điều này dường như đi ngược lại nỗ lực bảo vệ công việc cho nước Mỹ của ông Donald Trump.
Ủy ban châu Âu sau cuộc họp cách đây không lâu đã chính thức thông qua đạo luật áp dụng mức thuế mới với 3,2 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm thép, nhôm, sản phẩm nông nghiệp như ngô ngọt, đậu phộng cũng như sản phẩm jeans, xe máy.
Riêng về xe máy sản xuất tại Mỹ, mức thuế đã tăng tới hơn 5 lần, đạt 31% từ mức 6% trước đó, CNBC đưa tin.
EU hiện là thị trường nước ngoài lớn nhất của Harley khi chiếm khoảng 16% doanh thu bán hàng. Theo dự kiến, việc đầu tư thêm vào các công ty nước ngoài sẽ mất ít nhất 9 tới 18 tháng.
Mức thuế từ EU dự kiến sẽ giảm lợi nhuận năm 2018 của Harley từ 5-8%, theo phân tích của CNBC. Tác động từ những hành động trả đũa này có thể khiến Harley mất từ 90-100 triệu USD,theo Financial Times, ước tính 15% lợi nhuận hàng năm của công ty.
Các công ty sản xuất của Harley hiện được đặt tại Brazil, Ấn Độ, Úc và Thái Lan. Doanh nghiệp này cho biết họ sẽ không tăng mức giá bán lẻ và bán buôn nhưng mỗi chiếc xe máy sẽ phải gánh thêm 2.200 USD nếu xuất khẩu sang EU từ Mỹ.
Chín ngày trước cuộc họp lớn của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tham gia vào cuộc khủng khoảng của thị trường này khi đổ lỗi cho OPEC vì mức giá cao.
Sự tăng trưởng của các trung tâm sản xuất chính tại châu Á đang cho thấy dấu hiệu dừng lại trước căng thẳng thương mại toàn cầu cũng như lạm phát gia tăng và đồng USD mạnh lên.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thương vụ của VPBank không chỉ ghi nhận là khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay về mặt quy mô, mà đồng thời còn là một khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ cho mục tiêu thúc đẩy tài chính bền vững mà một ngân hàng Việt Nam từng triển khai.
Trải qua 37 năm phát triển, VietinBank đã góp phần tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước bối cảnh chuyển đổi số và thách thức toàn cầu, VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiến tạo tương lai bền vững và phát triển mạnh mẽ.