Ống kính
Hồ Ba Bể, gương trời Việt Bắc
Ba Bể có nhiều danh xưng như viên ngọc xanh, mỏ vàng du lịch, thiên đường sinh thái Việt Bắc.
"Bắc Kạn có suối đãi vàng. Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh”. Thuở nhỏ, nghe mẹ hát ru em, ngỡ là vùng sơn cùng thủy tận. Bắc Kạn, có vẻ như sai chính tả? Mấy người lớn còn bảo tỉnh này không được nói lái? Một bể đã to, Ba Bể chắc phải lớn?
Với tôi, Ba Bể là gương trời khổng lồ, bởi mặt nước luôn lặng xanh như gương, bảng lảng sương mờ, mây sà đùa giỡn, khoác lên hồ tấm voan hư ảo, mê hoặc giữa bốn bề xanh.
Nước in bóng núi, bóng cây, soi rõ từng khuôn mặt. Gió nhẹ mang hương rừng quyến rũ, gợi tình.

Ba Bể là hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam, thuộc vườn quốc gia di sản Asean cùng tên; độ cao 145m, rộng hơn 650ha, sâu chừng 25m, bao bọc bởi những dãy núi đá vôi và rừng nguyên sinh trùng điệp; hợp lưu của hai dòng sông Năng và sông Gâm, đổ ra sông Lô nên mực nước hồ ổn định.
Hồ dài hơn 8km, ngang bình quân 800m, gồm ba hồ là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng; có điểm nhấn riêng.
Hà Nội đi ra Ba Bể 225km; theo quốc lộ 3, qua đèo Giàng (Phủ Thông), rẽ trái chừng 40km là tới. Đường quanh co như rắn trườn qua những sườn đồi uốn lượn quanh bản làng, bắp, lúa và rừng tạp; bất ngờ lạc vào chập chùng xanh.
Ba Bể như hoa hậu sơn cước, chân quê, hút hồn lữ khách. Nàng thay đổi xiêm y theo mùa, theo từng thời khắc. Không phấn son mà vẫn điệu đàng đắm đuối với bao truyền thuyết thực hư.
Người dân tộc gọi Ba Bể là biển trên núi, được kiến tạo bởi biến động địa chất, tạo thành hồ trũng, đáy là trầm tích đất sét cách nước, có nhiều núi ngầm và hang động nhỏ.

Ngay đầu hồ 1 - Pé Lèng, có gò nhỏ lô xô đá và cây xanh, là đảo Bà Góa, gắn liền sự tích Ba Bể. Chuyện kể “Vào dịp lễ hội Vô Giá trong vùng, dân bản Nam Mẫu thấy con bò lạc liền xẻ thịt chia nhau. Hai mẹ con bà góa nghèo cuối bản được phần chiếc đuôi và miếng da bé tẹo. Có bà lão ghẻ lở, rách rưới, đến dự hội, xin ăn và bị xua đuổi. Mẹ con bà góa mời bà về nhà nghỉ và chia sẻ đồ ăn. Cảm kích, bà lão tặng mẹ con bà góa hạt lúa phòng thân và dặn “Khi gặp nạn, nhớ chạy lên núi, cắn hạt lúa để cứu mình, cứu người”.
Mấy ngày sau, đất trời rung chuyển, sấm sét đùng đùng, nước dâng tứ phía. Mẹ con bà góa chạy thoát lên núi, cắn hạt lúa vỡ đôi. Vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền, cứu giúp người bị nạn. Thung lũng Nam Mẫu xưa, giờ là hồ Ba Bể; gò đất nhô cao là đảo Bà Góa”.
Chuyện răn mọi người sống chân thật, chớ “khẩu phật, tâm xà”, “lừa trên, dối dưới”… có ngày bị “trời tru đất diệt”.
Cuối hồ 2 - Pé Lù là đảo An Mã, nghĩa là yên ngựa, giống hình ngựa lội nước. Nghĩa khác là mồ mả yên bình, có đền thờ Thần Rừng, Thần Hồ, mẫu Thượng Ngàn, Chúa Sơn Trang, Đức Thánh Trần và các bậc trung thần nghĩa dũng. An Mã có sự tích gắn liền trận đại hồng thủy hình thành Ba Bể. Tích khác kể về thủ lĩnh họ Ma nghĩa hiệp, tài trí giúp dân cứu đời.

Phía sau đền có miếu nhỏ, thờ bảy trung thần nhà Mạc tuẫn tiết trong nội chiến Lê – Mạc. Khi bị truy đuổi, các tướng nhà Mạc rút chạy về Bắc Kạn. Tới động Puông, cùng đường, họ tuẫn tiết. Người dân thương tiếc, chôn cất, giữ bí mật mộ tướng, để tránh trả thù và lập miếu thờ vọng.
Đền An Mạ, nơi khai hội Lồng Tồng (9, 10, 11 tháng Giêng âm lịch) và hội đền ngày 6/2 âm lịch. Đảo nhỏ, rợp bóng cây và líu ríu chim hót.

Cạnh hồ 3 - Pé Lằm là Ao Tiên, như tấm gương lớn, rộng chừng ba ha, nước xanh trong tận đáy, rõ từng viên cuội nhỏ, từng đàn cá nhỏ đùa nghịch.
Tôi thích gọi là gương tiên bởi lữ khách thích soi mình trong đó, nghe gương kể về huyền thoại hồng hoang. Gương viền dải đăng ten kết bằng đủ loại cây xanh cheo leo vách đá, nơi ngày xưa tiên nữ xuống dạo chơi và tắm.
Tiên thì rất đẹp. Tiên tinh tế, chọn toàn cảnh đẹp, biệt lập giữa rừng. Ao tiên tắm nên nước mới trong và hương rừng ngây ngất như vậy. Vết tích ngày xưa còn lưu lại những tảng đá phẳng, nơi các tiên nữ chơi cờ và phiến đá hằn vết chân người. Ướm thử chân vào dấu vết xưa, nghe như còn hơi ấm và hương tiên phảng phất.

Tôi thích du thuyền trên Ba Bể vào sáng sớm. Thích cảm giác rẽ sương, lướt trên mặt hồ ngọc bích, ríu rít chim gọi bầy, ngắm những tầng cây vươn lên từ đá. Chỉ những cây kiên cường mới chẻ đá, bám rễ, chắt chiu từng giọt nước để ngạo nghễ với trời xanh, nhất là trúc dây. Cảnh đẹp đến sững sờ, tiễn hoàng hôn, xem chim về tổ cũng rất thú vị.
Bàn tay tài hoa của tạo hóa làm nên kiệt tác thiên nhiên với những gam màu độc đáo, không trùng lặp. Lắng lòng nghe róc rách nước chảy và tí tách cá lội; no nê hít thở không khí thanh khiết và hương rừng dịu vợi. Đừng chớp mắt để thỏa thuê ngắm nhìn Ba Bể, suốt ngày vẫn lâng lâng, quyến rũ chết người.

Có thể du thuyền độc mộc qua sông Năng, xuyên núi, khám phá động Puông, cảnh đẹp nao lòng. Nghe các “tiên nữ Tày” kể sự tích bà Nữ Oa “đội đá vá trời” và ông Tài Ngào “cứu dân, trị thủy”. Bà Nữ Oa làm đá rơi vãi, ngập lụt. Ông Tài Ngào dùng tay khoan núi, mở dòng chảy tạo ra động Puông. Lấy chân đạp mạnh khơi thành thác Đầu Đẳng…
Dân khắp vùng cảm kích, đến động Puông lập bàn thờ với cơ man lễ vật, giờ hóa đá. Từ ngựa tế, mâm xôi, mâm cỗ đến các loại hoa trái… vẫn vẹn nguyên trong động.
Vườn quốc gia Ba Bể có 1.281 loài thực vật, 191 loài lan; 81 loài thú, 27 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư, 553 loài côn trùng, 322 loài chim, 106 loài cá; nhiều loại trong sách đỏ. Chủng loại cá Ba Bể nhiều hơn hai lần các hồ khác. Tắm rừng (Shinrin Yoku), đi bộ dưới những tán cây, ngắm các loài hoa lạ, vã đẫm mồ hôi rồi tắm lại Ao Tiên. Rất đã.
Tôi khoái trekking lên thác Đầu Đẳng, nghía những tảng đá ngộ nghĩnh, nghe thác ì ầm, nhờ nước massage (xoa bóp).
Thích nhất là ngồi uống cà phê trăng, pha hương rừng, ngắm ánh vàng lênh láng. Hoặc dạo đêm ven hồ, nghe cỏ cây thầm thì độc thoại. Ba Bể có nhiều hang đẹp như Hua Mạ (Đầu Ngựa), Thẩm Thinh, Nả Phoòng, Bản Pỉac, Thẳm Kít, động Tiên…



Bản Pác Ngòi (người Tày), làng văn hóa tiêu biểu cả nước, xưa đẹp lung linh với nhà sàn nhiều gian, bốn mái, lợp ngói âm dương, dựa lưng chân núi, mặt quay ra sông, thế “tựa sơn, nghinh thủy” và “tiền thoáng, hậu thế” đang bị đe dọa bởi những công trình bê tông tổ ong. Bản Bó Lù không còn thấy dáng xưa.
Đến Ba Bể quá thú vị nhưng các dịch vụ dễ bực mình. Từ nhà nghỉ, nhà hàng đến thuyền du ngoạn. Chỉ hướng dẫn viên là nhất. Cảnh quá đẹp mà dịch vụ chưa tương xứng, nhất là mùa cao điểm. Ba Bể đang đối mặt nạn ô nhiễm và bồi lấp do khai thác quặng quanh vùng, hội “Những người yêu Ba Bể” đã nhiều lần kêu cứu.
Những công trình bê tông vô hồn và dự án thủy điện sông Năng đang đe dọa Ba Bể. Cảnh quan, khí hậu, môi trường sinh thái bị tác động.
Nghĩ mà thương Ba Bể. Chẳng lẽ trong thiên nhiên cũng có nghiệp chướng “hồng nhan đa truân”. Vừa du ngoạn Ba Bể ngày 26/8/2024, thấy mặt hồ có vẻ lung linh buồn. Hình như hồ cũng linh cảm và băn khoăn cho số phận của mình?
Cần kíp đồng lòng, chung sức chấn chỉnh, chuẩn hóa dịch vụ, giúp Ba Bể và Bắc Kạn vượt qua chính mình, phát triển du lịch xanh, bền vững.
Du lịch Bình Định, những điều mới biết
Đoạn tuyệt ma túy, Sin Suối Hồ nuôi mộng làm giàu từ du lịch
Là bản thuần nông nghèo khó, cách trở, Sin Suối Hồ từng bước mò mẫm, tự học, làm du lịch cuốn chiếu theo nhu cầu khách và khả năng từng nhà.
Về Đồng Tháp tháng Tư
Đồng Tháp dịch vụ lưu trú cao cấp chưa bằng nhiều tỉnh khác nhưng cảnh quan, văn hóa, ẩm thực cũng khó ai bằng. Đến Đồng Tháp ít nhất 3 – 4 ngày trở lên, mới cảm nhận được phần nào tình đất và người Đồng Tháp.
Phê với du lịch Hương Khê
Hương Khê, là Suối Thơm, huyện miền núi Hà Tĩnh, giáp Lào, cách sân bay Vinh 79km, sân bay Đồng Hới 148km, Hà Tĩnh 42km, Hà Nội 380km, cửa khẩu Cầu Treo 91km. Diện tích 1.278km2, dân số hơn 110.00 người; gồm các tộc người Việt (Kinh) Thổ, Thái, Chứt, Lào, Hoa… Có đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 15, đường sắt Bắc Nam đi qua.
VinFast xuất khẩu 2.500 ô tô điện tới Indonesia
Gần 2.500 xe ô tô điện VinFast đã rời cảng Mipec - MPC Port (Hải Phòng - Việt Nam) tới Jakarta (Indonesia) trên chuyến tàu chuyên dụng Silver Queen.
Long Mỹ, vùng đất giàu đẹp
Thị xã Long Mỹ ở vùng Tây sông Hậu, giáp các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp và Sóc Trăng, một trong những địa phương có nhiều kênh rạch nhất.
Vàng mang biểu tượng năm Tỵ hút khách ngày vía thần tài
Ngày 10 tháng giêng (tức ngày vía thần tài), khá đông người dân tới mua vàng lấy may trong dịp đầu xuân năm mới.
Lễ hội lớn nhất miền Bắc khai hội
Ngày mồng 6 tết Ất Tỵ, lễ hội Chùa Hương chính thức khai hội nhưng không đông đúc bằng so với mọi năm.
Nghệ thuật giữa đôi bờ cảm hứng và thương mại
Hành trình bảo tồn giá trị nghệ thuật ở Nguyen Huy Thiep Artspace giữa thị trường tranh đầy gian nan và thử thách khó khăn.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.