Rót hàng trăm tỷ đô vào Việt Nam, ‘thiên đường thuế’ toan tính gì?
Doanh nghiệp tại các "thiên đường thuế" đã rót hàng trăm tỷ USD vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư...
Một năm sau khi 'Hồ sơ Panama' được công bố, 13,4 triệu tài liệu mật từ 'Hồ sơ Paradise' sắp phanh phui thông tin về các giao dịch mờ ám của các trung tâm tài chính hải ngoại, những thiên đường thuế và những công ty và cá nhân nổi tiếng có trong danh sách này, từ Apple đến Facebook.
'Hồ sơ Paradise' (Paradise Papers) là kết quả điều tra của của báo Sueddeutsche Zeitung của Đức cùng Hiêp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), hợp tác với các tờ báo lớn như Guardian, BBC và New York Times.
'Hồ sơ Paradise' do 381 nhà báo từ 67 quốc gia phân tích. Đây là bộ hồ sơ rò rỉ lớn thứ hai trên thế giới, sau 'Hồ sơ Panama' được công bố hồi năm ngoái.
Bộ hồ sơ rò rỉ này gồm 13,4 triệu văn bản bao gồm dữ liệu từ năm 1950 đến 2016. Hầu hết các tài liệu (6,8 triệu văn bản) liên quan tới một công ty luật tên là Appleby cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho các công ty và cá nhân trên toàn thế giới.
Hồ sơ bao gồm nhiều thông tin chi tiết từ 19 cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh tại Antigua và Barbuda, Aruba, Bahamas, Bardados, Bermuada, quần đảo Cayman, đảo Cook, Dominica, Grenada, Labuan, Lebanon, Malta, quần đảo Marshall, St Kitts and Nevis, St Lucia, St Vincent, Samoa, Trinidad và Tobago, Vanuatu. Đây là những khu vực thẩm quyền tài phán bí mật, tức là có rất ít hoặc không có trách nhiệm về thuế.
Tiền chảy đến các thiên đường thuế từ khắp nơi trên thế giới, do vậy, khó có thể xác định cá nhân hay công ty nào đứng đằng sau các vụ việc đó.
Hồ sơ rò rỉ từ Appleby cung cấp dữ liệu khách hàng của công ty này từ năm 1993 đến 2014, bao gồm tên của hơn 120.000 cá nhân và doanh nghiệp, nhưng không phải tất cả đều liên quan đến việc chuyển thuế.
Bộ hồ sơ chỉ ra nhiều khách hàng đến từ Anh, Trung Quốc và Hồng Kông, nhưng con số lớn nhất là 30.000 khách hàng của Mỹ.
Bên cạnh đó, hồ sơ còn cung cấp thông tin của hơn 120 chính khách đến từ khoảng 50 quốc gia, những tên tuổi mạng xã hội hàng đầu như Twitter, Facebook, hay các tập đoàn đa quốc gia như Nike, Apple, Uber.
Doanh nghiệp tại các "thiên đường thuế" đã rót hàng trăm tỷ USD vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư...
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.