Diễn đàn quản trị
Hóa giải khó khăn làm việc từ xa
So với thế hệ lao động già hơn, những người trẻ mong muốn được làm từ xa nhiều hơn. Dù vậy, nhân viên thuộc các hệ khác nhau đều gặp phải những thách thức giống nhau khi làm việc tại nhà.
Đã một năm rưỡi kể từ khi những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam. Đây cũng là khoảng thời gian mà những khái niệm như "làm việc tại nhà", "văn phòng ảo" và "môi trường làm việc kết hợp" trở thành tiêu chuẩn của hầu hết doanh nghiệp.
Theo Adecco Việt Nam, trong báo cáo mới nhất, khi được hỏi về tần suất mong đợi được làm việc tại nhà, phần lớn thế hệ Z – những người dưới 25 tuổi (39,3%) muốn làm việc từ xa hoàn toàn và khoảng 43% muốn dành 50 – 75% thời gian cho văn phòng tại nhà.
Đáng chú ý, chỉ dưới 4% những người trẻ này muốn quay lại văn phòng mỗi ngày làm việc.
Đối với những người trong độ tuổi từ 25 – 40 tuổi (thế hệ Y, thế hệ Millennials) và độ tuổi 41 – 55 tuổi (thế hệ X), hình thức làm việc tối ưu là theo tỷ lệ 50:50 giữa làm việc tại chỗ và làm việc từ xa.
Hoàn toàn làm việc tại nhà là lựa chọn thứ hai được 24% thế hệ Y và 16% thế hệ X trong khảo sát cho biết.
Trong khi đó, ít lao động trên 55 tuổi – những người thuộc thế hệ Baby Boomer mong muốn làm việc tại nhà hoàn toàn. Tuy vậy, một phần ba trong số họ muốn làm việc ở nhà 75% số giờ làm việc, và một lượng phản hồi tương tự muốn quay lại văn phòng hoàn toàn.

Khi mọi người đang mong đợi nhiều thời gian làm việc tại nhà hơn, việc chuyển đổi số là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả công việc. “Đây không phải là một lựa chọn, đây là con đường duy nhất khi chúng ta có thể phải sống chung với dịch Covid-19 trong những năm tới”, ông Dũng Đặng, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Nano Technologies phân tích.
Các công ty có thể tận dụng tình hình hiện nay để đẩy nhanh quá trình số hóa tại nơi làm việc, không chỉ ứng dụng phần mềm mới mà còn dẫn dắt tư duy của mọi người sang hướng kỹ thuật số.
Ông Dũng Đặng cho rằng, hầu hết các dự án số hóa thất bại không phải do các công cụ không đủ tốt mà là do nhân viên không đồng thuận.
Theo đó, người sử dụng lao động cần cho nhân viên thấy rằng những công cụ này thật sự hữu ích qua tính minh bạch, đánh giá theo hiệu quả làm việc, và thêm thời gian để hoàn thành công việc trong khi vẫn cùng chịu trách nhiệm về thành công chung của tập thể. Đây sẽ là bước khởi đầu thuận lợi cho hành trình chuyển đổi số.
Đối với các công ty chủ yếu dựa vào quản lý thủ công, hình thức làm việc từ xa có thể gây ra không ít khó khăn lúc đầu.
Nguyên nhân là bởi mọi người sẽ mất một khoảng thời gian để làm quen với các công cụ kỹ thuật số cơ bản, nên thời gian và năng suất ban đầu có thể giảm. Để đi đúng hướng, nhà quản lý nên điều chỉnh kỳ vọng của mọi người ngay từ đầu.
“Nhân viên đó liệu có đang làm việc “toàn thời gian” tại nhà hay không? Quản lý của tôi có đang theo dõi tôi quá sát sao khi cứ kiểm tra mỗi 3 giờ một lần không? Đây là những vấn đề thường thấy mà các nhà quản lý nên lường trước và giải quyết cởi mở với nhân viên”, ông Dũng Đặng khuyến nghị.
Khảo sát của Adecco Việt Nam chỉ ra rằng giữa các thế hệ, hơn 80% thế hệ X hoàn toàn và khá đồng ý rằng quản lý của họ tin tưởng họ có thể hoàn thành công việc khi làm việc từ xa. Đây là tỷ lệ cao nhất, cũng khá cách biệt so với con số 67% từ thế hệ Z đồng ý với nhận định này.
Thế hệ X cũng tin tưởng mạnh mẽ vào đội ngũ lãnh đạo sẽ thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết trước khi cho phép mọi người quay trở lại nơi làm việc.
Hóa giải thách thức khi làm việc từ xa
Điều đáng chú ý là, dù ở thế hệ nào, 5 thách thức lớn nhất khi làm việc từ xa là các vấn đề trong làm việc nhóm và giao tiếp; các yếu tố gây phân tâm ở nhà; duy trì sự tương tác/ động lực của tập thể; không gian làm việc thực tế và cách ly xã hội.

Cụ thể, 64,3% thế hệ Z và 57% thế hệ Y xem những gián đoạn khi làm việc nhóm và giao tiếp là mối quan tâm lớn nhất của họ. Khảo sát cũng chỉ ra rằng hơn 41% người tham gia gặp phải những tác động tiêu cực đối với sự hợp tác nhóm khi làm việc tại nhà.
Gần 61% thế hệ Z xem việc mất tập trung ở nhà là trở ngại đáng lưu ý thứ hai trong khi gần một nửa thế hệ Y cũng đối mặt với vấn đề này cùng với việc sắp xếp văn phòng tại nhà.
Trong khi đó, thế hệ X lại gặp khó khăn trong việc duy trì tinh thần đồng đội (64,7%).
Đối với hơn một nửa Baby Boomer, việc làm quen với các nền tảng công nghệ cũng khó khăn như việc tránh bị sao nhãng khi làm việc từ xa.
Theo Adecco Việt Nam, làm việc tại nhà hiệu quả không thể thiếu sự hỗ trợ từ người sử dụng lao động, theo đó hỗ trợ kỹ thuật là hình thức phổ biến nhất đối với nhiều doanh nghiệp. Cuộc khảo sát cho thấy hơn 54% doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ kỹ thuật như máy tính xách tay, kết nối mạng riêng ảo, hoặc các công cụ làm việc từ xa.
Hình thức hỗ trợ tiếp sau đó là giờ làm việc linh hoạt (45%), xây dựng kênh liên lạc nội bộ (37%), cung cấp phần mềm/công cụ học tập trực tuyến (33,7%).
Adecco Việt Nam gợi ý những bước nhất định để các doanh nghiệp có thể áp dụng và duy trì mô hình làm việc này một cách hiệu quả trong tương lai.
Bất kể khoảng cách thế hệ, các câu trả lời cho thấy phụ cấp hàng tháng cho tiền điện, hoặc điện thoại là yếu tố được mong đợi nhất. Điều này cũng dễ hiểu khi hơn 32% người tham gia khảo sát gặp khó khăn về các chi phí hàng ngày khi làm việc tại nhà.
Các hỗ trợ được mong đợi khác bao gồm các khoản hoàn trả cho việc sắp xếp văn phòng tại nhà, duy trì giờ làm việc linh hoạt, và hoạt động giao lưu trực tuyến với đồng nghiệp.
Làm việc ở bất kì đâu: Mô hình vận hành doanh nghiệp tương lai
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.