Hoa Kỳ tăng thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam
Thiên Hương
Thứ sáu, 04/08/2017 - 11:17
Các nhà sản xuất tôm nội địa Hoa Kỳ đã giành được một chiến thắng gần đây khi Tòa phúc thẩm liên bang ủng hộ quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thay đổi cách tính thuế với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo tin từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã điều chỉnh mức thuế đối với tôm Việt Nam. Do Việt Nam chưa được Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường nên Hoa Kỳ phải sử dụng một nước thay thế có nền kinh tế tương tự để tính toán.
Trong những năm trước, DOC đã sử dụng Bangladesh làm nước thay thế. Tuy nhiên, trong năm nay, một nhóm chủ tàu và nhà chế biến Hoa Kỳ đã khiếu kiện, viện dẫn các quyết định của chính phủ liên bang là không sử dụng Bangladesh vì lạm dụng lao động.
Ủy ban đặc biệt về Hành động Thương mại tôm (Ủy ban tôm) đã khởi kiện và Tòa đã ra lệnh thẩm định lại quyết định của DOC.
Sau khi xem xét lại, Bộ Thương mại đã chọn cách đánh giá tôm của Việt Nam dựa trên số liệu lương từ Ấn Độ và lưu ý rằng nước đông dân thứ hai trên thế giới này không bị ghi nhận về tình trạng lạm dụng lao động trong ngành tôm như Bangladesh.
Quyết định này có nghĩa là các nhà nhập khẩu được lựa chọn phải chịu mức thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu cao hơn trong khoảng thời gian 12 tháng bắt đầu từ tháng 2/2013 (đợt rà soát hành chính lần thứ 9). Mức thuế đã tăng từ 1,16% lên 1,42% do tòa yêu cầu xác định lại mức thuế.
Các công ty nhập khẩu sản phẩm tôm vào Hoa Kỳ phải nộp tiền đặt cọc, từ đó chính phủ trừ tiền thuế. DOC tiến hành các cuộc rà soát hành chính như trên theo định kỳ để cập nhật và tính toán lại các mức thuế. Cuộc rà soát tiếp theo dự kiến sẽ hoàn thành trong năm tới.
Theo ông Nathan Rickard, luật sư đại diện cho Ủy ban tôm, cơ quan này sẽ thúc giục DOC từ chối chọn Bangladesh làm nước so sánh đối với các đợt rà soát trong tương lai.
Xuất khẩu tôm là một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, doanh thu từ xuất khẩu tôm của Việt Nam là 1,56 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017, tăng gần 16% so với năm ngoái.
Hoa Kỳ đã từng là thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam, tuy nhiên, VASEP lưu ý rằng hiện nay Nhật Bản mới là nhà nhập khẩu hàng đầu.
Sau 120 ngày chịu thuế chống bán phá giá tạm thời, sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam sẽ không còn chịu thuế. Các doanh nghiệp cần chủ động xem xét, cân nhắc để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đang xem xét việc áp đặt hạn ngạch và thuế quan để đối phó với "vấn đề lớn" - việc bán phá giá thép từ Trung Quốc và các nước khác.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.