Phát triển bền vững

Hòa nhập xã hội là chìa khóa để xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách số

Lam Giang Thứ năm, 21/12/2023 - 11:00

Theo chuyên gia, nếu người nghèo, đối tượng yếu thế không có hoặc có rất ít cơ hội tiếp cận với các dịch vụ số, nền tảng số thì khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng nới rộng hơn.

Nhiều dự án nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo được thực hiện ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo luôn được chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, cũng như đa số các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách số.

Để có cái nhìn đa chiều và toàn diện về chủ đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Abdul Rohman và bà Võ Thị Diễm Trang, đại diện nhóm nghiên cứu dự án "Nâng cao kiến thức kỹ thuật số cho cộng đồng yếu thế ở TP.HCM và Hà Nội".

Khoảng cách giàu nghèo và khoảng cách số liên quan ra sao, nhất là đối với nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, thưa ông Abdul?

Hòa nhập xã hội là chìa khóa để xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách số
Tiến sĩ Abdul Rohman

Tiến sĩ Abdul Rohman: Khoảng cách kỹ thuật số là một vấn đề tồn tại lâu dài trong hành trình nỗ lực tăng cường khả năng tiếp cận các nền tảng số. 

Mặc dù có những tiến bộ trong phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng chi phí các nền tảng kỹ thuật số vẫn còn cao đối với nhóm người yếu thế. 

Vì vậy, nhiều người trong số họ không thể tận dụng tiềm năng của các nền tảng số để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tăng cường các nền tảng kỹ thuật số và làm cho chúng có giá cả phải chăng hơn là điều kiện tiên quyết để thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, người bình thường và người khuyết tật. 

Nói cách khác, hòa nhập xã hội chính là chìa khóa cho các nỗ lực xóa đói giảm nghèo nhằm kết hợp các công nghệ kỹ thuật số vào quá trình phát triển. Tất nhiên, người dân và đặc biệt là nhóm đối tượng yếu thế cũng cần nâng cao năng lực kỹ thuật số để có thể tận dụng tối đa các nền tảng số này vào đời sống.

Hòa nhập xã hội là chìa khóa để xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách số 1
Dự án tập trung vào việc làm cho Internet an toàn và bình đẳng cho tất cả mọi người

Ông bà có thể chia sẻ rõ hơn về năng lực kỹ thuật số là gì? Đó có phải là kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội Facebook hay các phần mềm Excel, Word,… không?

Tiến sĩ Abdul Rohman: Năng lực kỹ thuật số mà chúng tôi hướng tới là khả năng hiểu biết về kỹ thuật số và thông tin. 

Điều đó có nghĩa là các nhóm người yếu thế như người nghèo, phụ nữ nghèo có thu nhập thấp và người khuyết tật vừa có thể truy cập các nền tảng kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội và các công nghệ trên Internet, vừa có thể bảo vệ quyền riêng tư thông tin của họ. 

Dự án của chúng tôi đã tập trung vào việc làm cho Internet an toàn và bình đẳng cho tất cả mọi người.

Võ Thị Diễm Trang: Cần lưu ý rằng kiến thức kỹ thuật số không phải là kỹ năng sử dụng Facebook hay Microsoft Word, mà là cách chúng ta sử dụng khả năng phán đoán của mình để duy trì nhận thức về những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta. Ví dụ: kiến thức kỹ thuật số bao gồm cách phát hiện tin giả, cách tạo nội dung hiệu quả và cách quản lý thông tin cá nhân của chúng ta trực tuyến.

Hòa nhập xã hội là chìa khóa để xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách số 2
Bà Võ Thị Diễm Trang

Đây là vấn đề đang rất được quan tâm bởi lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng và tinh vi hơn. Không chỉ nhắm vào đối tượng người bình thường, tin tặc còn nhắm vào người khuyết tật và phụ nữ yếu thế bởi đây là đối tượng dễ tổn thương, ít giao tiếp xã hội và có tâm lý khao khát kiếm thêm thu nhập. Ông Abdul và bà Diễm Trang chia sẻ góc nhìn của mình về thực trạng này?

Tiến sĩ Abdul Rohman: Mặc dù thiệt thòi về thể chất và các thiết bị công nghệ hạn chế, nhóm đối tượng yếu thế luôn hy vọng rằng họ được cải thiện chất lượng cuộc sống về mặt kinh tế. Những gì chúng ta có thể làm là tạo ra một môi trường mạng an toàn để họ có thể hiện thực hóa được mong muốn đó, và loại bỏ các rào cản đối với việc tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số.

Cụ thể, các công ty công nghệ nên tăng cường thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và tạo ra môi trường an toàn và bình đẳng cho các tương tác kỹ thuật số. Cùng với đó, Chính phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện nhất quán các chính sách hiện có.

Bà Võ Thị Diễm Trang: Vấn đề này không chỉ xảy ra ở nông thôn, miền núi mà rất phổ biến đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp sống ở các thành phố lớn. Nạn nhân thậm chí có thể là người thân đang buôn bán online của chúng ta. Vì vậy, trách nhiệm của mọi người là chia sẻ kiến thức của mình về vấn đề này.

Hòa nhập xã hội là 'chìa khóa' để xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách số 4
Các công ty công nghệ nên tăng cường thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và tạo ra môi trường an toàn và bình đẳng cho các tương tác kỹ thuật số

Với tâm huyết như vậy, dự án bước đầu đã đạt được hiệu quả ra sao?

Tiến sĩ Abdul Rohman: Thông qua 6 buổi chia sẻ tại Hà Nội, dự án đã góp phần nâng cao năng lực kỹ thuật số và kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân cho 289 người (206 phụ nữ, 83 đàn ông) bao gồm người khiếm thị, người khiếm thính, và người khuyết tật vận động. 

Tại TP.HCM, tính đến nay, dự án đã triển khai thành công 8 buổi đào tạo cộng đồng, đào tạo được 240 người thuộc cộng đồng yếu thế nơi đây.

Xin cảm ơn ông bà!


Hé lộ những 'tay chơi' đầu tiên trên thị trường carbon Việt Nam

Hé lộ những 'tay chơi' đầu tiên trên thị trường carbon Việt Nam

Phát triển bền vững -  26 phút

Thị trường carbon mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp triển khai và kiếm lợi nhuận từ các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính.

Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng

Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng

Phát triển bền vững -  1 ngày

Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.

Giao thông công cộng 'zero‑carbon': Bài học Paris cho Hà Nội, TP. HCM

Giao thông công cộng 'zero‑carbon': Bài học Paris cho Hà Nội, TP. HCM

Phát triển bền vững -  2 ngày

Hà Nội và TP. HCM, đang đứng trước cơ hội lớn để tái cấu trúc hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh và bền vững. Kinh nghiệm của Paris có thể giúp biến cơ hội thành hiện thực.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  6 ngày

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Phát triển bền vững -  1 tuần

Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.

3 tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt Việt Nam

3 tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt Việt Nam

Tiêu điểm -  16 phút

Các tập đoàn CREC, CRCC, CCCC bày tỏ mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt tại Việt Nam, Ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng tài trợ vốn.

T&T Group đầu tư dự án cao tốc gần 12 nghìn tỷ đồng

T&T Group đầu tư dự án cao tốc gần 12 nghìn tỷ đồng

Tiêu điểm -  25 phút

Liên danh T&T Group – Futa Group – Phương Thành được chọn làm nhà đầu tư dự án cao tốc đường bộ Bảo Lộc – Liên Khương tại Lâm Đồng.

Hé lộ những 'tay chơi' đầu tiên trên thị trường carbon Việt Nam

Hé lộ những 'tay chơi' đầu tiên trên thị trường carbon Việt Nam

Phát triển bền vững -  26 phút

Thị trường carbon mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp triển khai và kiếm lợi nhuận từ các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính.

Thủ tướng: Khó khăn chỉ là tạm thời, đầu tư lâu dài vào Việt Nam sẽ thu lợi bền vững

Thủ tướng: Khó khăn chỉ là tạm thời, đầu tư lâu dài vào Việt Nam sẽ thu lợi bền vững

Tiêu điểm -  28 phút

Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, biến khó khăn thành cơ hội tái cấu trúc, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và gặt hái lợi ích dài hạn.

SeABank tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500

SeABank tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được Tạp chí kinh doanh Fortune (Hoa Kỳ) vinh danh trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 - 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á với thứ hạng 277/500, tăng 10 bậc so với năm 2024 nhờ hoạt động hiệu quả, giữ vững đà tăng trưởng và vị thế nổi bật trong khu vực.

SHB được vinh danh 'Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME' tại Việt Nam năm 2025

SHB được vinh danh 'Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME' tại Việt Nam năm 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Giải thưởng không chỉ là sự ghi nhận từ các tổ chức quốc tế, mà còn là minh chứng cho những bước tiến vững chắc của SHB trong việc hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp SME, góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân và sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Bộ ba lợi nhuận tại San Hô: Ưu đãi khủng, dòng tiền ngay, đón sóng tăng giá dài hạn

Bộ ba lợi nhuận tại San Hô: Ưu đãi khủng, dòng tiền ngay, đón sóng tăng giá dài hạn

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Được mệnh danh là “Miami thu nhỏ” phía Đông Hà Nội, khu San Hô sở hữu vị trí trung tâm, quy hoạch hiện đại cùng hệ tiện ích độc đáo bậc nhất tại Ocean City. Đây chính là điểm hẹn mới của giới đầu tư địa ốc nhạy bén, những người đang săn tìm sản phẩm thấp tầng vừa có thể khai thác dòng tiền hiệu quả, vừa nắm giữ tiềm năng tăng giá mạnh mẽ trong dài hạn.