Tiêu điểm
Học phí đại học sẽ tăng 13% mỗi năm từ năm học 2022 - 2023
Học phí đại học năm học 2021 - 2022 không tăng, nhưng các năm học tiếp theo sẽ tăng mạnh với khoảng 13% mỗi năm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 81 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021.
Theo đó, mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các ngành đào tạo của các trường đại học công lập được áp dụng bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020-2021.
Cụ thể, mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được quy định từ 980.000 đến 1,43 triệu đồng/tháng.
Mức trần học phí trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ 2,05 - 5,05 triệu đồng/tháng.
Từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025 - 2026, mức trần học phí đối với trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (còn gọi là trường chưa tự chủ) được quy định theo từng khối ngành với mức từ 1,2 - 3,5 triệu đồng/tháng.
Với trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí nêu trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Với trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí nêu trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Đối với chương trình đào tạo của trường đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, trường đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do trường ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
Đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các trường đại học công lập, mức trần học phí được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo thạc sĩ, nhân hệ số 2,5 đối với đào tạo tiến sĩ tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.
Trường hợp học trực tuyến (học online), trường đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của trường đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.
Không chỉ sinh viên, Nghị định 81 còn áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh, học viên, nghiên cứu sinh đang học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Nghị định mới nêu rõ 2 đối tượng không phải đóng học phí gồm: học sinh tiểu học trường công lập; người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Bên cạnh đó, có 19 đối tượng được miễn học phí.
Nghị định quy định cụ thể các đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí; đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền công bố, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại.
Nghị định nêu rõ, với khung học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông năm học 2021 - 2022, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, HĐND cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần khung học phí hoặc mức học phí do HĐND cấp tỉnh đã ban hành năm học 2020 - 2021 đối với từng cấp học và từng khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
HĐND cấp tỉnh căn cứ vào quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể đối với trường mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc thẩm quyền và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để trường áp dụng mức thu học phí.
Mức trần của khung học phí đối với trường mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên tối đa bằng 2 lần mức trần học phí quy định nêu trên.
Tự chủ đại học: Cần thực hiện đúng hướng và đúng quy luật
Hai trường đại học Việt Nam vào nhóm 1000 trường tốt nhất thế giới
Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội giữ vững vị thế là hai trong số 1000 trường đại học tốt nhất thế giới theo xếp hạng của Quacquarelli Symonds.
Đại học Bách Khoa gây quỹ khởi nghiệp 10 triệu USD
Với startup thực sự tiềm năng, quy mô đầu tư BK Fund có thể lên tới 1 triệu USD. Không chỉ vậy, những startup này cũng sẽ được chọn tham gia chương trình tăng tốc khởi nghiệp ThinkZone Accelerator.
Tự chủ đại học: Cần thực hiện đúng hướng và đúng quy luật
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, để thực hiện tự chủ đại học cần đúng hướng và đúng quy luật. Tất cả các trường đại học phải kiện toàn, thành lập mới hội đồng trường với tư cách là cơ quan thực quyền chứ không phải có tính hình thức.
Việt Nam nhận hỗ trợ 422 triệu USD phát triển giáo dục đại học và đô thị
Ngân hàng thế giới đã phê duyệt khoản tài chính trị giá 422 triệu USD để hỗ trợ thành phố Vĩnh Long tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng của ba trường đại học quốc gia Việt Nam.
Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam có quỹ đầu tư khởi nghiệp
Quỹ đầu tư mạo hiểm BK Fund trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội có quy mô dự kiến 50 tỷ đồng, sẽ được ra mắt vào ngày 10/10/2020 tới.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.