Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
Hoạt động quản lý, sử dụng đất tại tỉnh Bình Thuận còn nhiều tồn tại và gây lãng phí, đặc biệt trong các dự án thương mại, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng (với hơn 1.300ha đất không mang lại hiệu quả kinh tế). Nguyên nhân, đến từ các chủ đầu tư lẫn bất cập trong công tác quản lý của địa phương.
Như TheLEADER thông tin, Bình Thuận có 150 dự án với diện tích khoảng 1.320ha không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất, thời gian thực hiện kéo dài (xin được đất xong bỏ trống, không đầu tư xây dựng công trình trên đất, nhiều dự án không đưa đất vào sử dụng trên 10 năm) không đem lại hiệu quả kinh tế, gây lãng phí đất đai.
Đồng thời, qua kiểm tra cho thấy, việc giao, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ du lịch còn dễ dãi, chưa chặt chẽ. Hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa kịp thời, kiên quyết, chưa đúng quy định.
Tổng số dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất là 150 trường hợp với tổng diện tích khoảng 1.326ha. Lượng dự án chưa được thanh tra, kiểm tra là 67 dự án với diện tích khoảng 294ha.
Xảy ra tình trạng các dự án được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để đất hoang hóa, bỏ trống, lãng phí có nguyên nhân chính thuộc lỗi chủ quan, trách nhiệm trước hết thuộc các chủ đầu tư, sau đó là có trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Bình Thuận.
Điển hình, là việc công khai các dự án chậm. Cụ thể, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh không gửi danh sách các dự án chậm để công khai theo quy định. Từ năm 2016 đến nay, sở này cũng không gửi danh sách các dự án vi phạm để công bố công khai.
Đồng thời, việc cho gia hạn tiến độ đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư còn dễ dãi, chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo điều kiện theo quy định.
Theo đó, nhiều dự án có sử dụng đất đã hết tiến độ đầu tư nhiều năm (có dự án trên 15 năm), vi phạm không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất nhưng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư vẫn cho điều chỉnh, gia hạn tiến độ hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mới. Ví dụ như các dự án: Khu du lịch Minh Sơn, khu du lịch Thành Hưng, khu du lịch Ngọc Khánh, khu du lịch EDEN, khu du lịch Thu Hằng …
Đáng chú ý, là tình trạng chậm kiểm tra rà soát, xử lý các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất theo quy định. Ghi nhận các dự án cơ bản được giao, cho thuê đất từ năm 2004, năm 2005 đến năm 2010 và đều bị chậm, nhưng đến mãi sau năm 2018 mới tiến hành rà soát, xử lý; có một số dự án chậm rà soát, xử lý sau năm 2019.
Thậm chí, kết quả thanh tra cho thấy việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại một số dự án không đúng quy định.
Cụ thể: cho chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có dự án được phê duyệt hoặc dự án đã hết hạn tiến độ đầu tư, khi chủ đầu tư đang vi phạm pháp luật đất đai theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP (vi phạm không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất như: Dự án Sentosa Villa, khu du lịch sinh thái Whale Hill, khu du lịch Minh Sơn…)
Việc cho gia hạn sử dụng đất, gia hạn tiến độ đầu tư tại một số dự án chưa đúng quy định (chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục cho gia hạn sử dụng đất, việc xác định thời điểm tính cho gia hạn sử dụng đất không đúng, xác định thời gian cho gia hạn sử dụng đất chưa phù hợp với các mốc thời gian ghi trong dự án đầu tư theo quy định. Điển hình là dự án khu du lịch Eden, khu du lịch Thu Hằng, khu du lịch Song Thành, khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp KING SEA Phan Thiết...).
Cho phép gia hạn tiến độ đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư nhiều lần, trong khi dự án chưa triển khai đầu tư xây dựng (khu du lịch sinh thái Delverton đã 8 lần điều chỉnh tiến độ đầu tư nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chậm, không đưa đất vào sử dụng; khu du lịch Làng Tre LA GI).
Chậm, chưa xử lý đối với các dự án đã hết thời gian cho gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng (Khu du lịch The Balé - Mũi Né; Resort & Hotel Lamuine; khu du lịch sinh thái Whale Hill; khu du lịch Eden Hàm Tân; khu du lịch Sài Gòn – Hàm Tân...)
Chậm thực hiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất (Khu du lịch Honey Beach; khu du lịch sinh thái Thành Hưng; khu du lịch Mũi Né INFITY…)
Việc tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết còn chậm dẫn đến không cấp phép xây dựng được (như khu du lịch Song Thành; khu du lịch Sài Gòn – Hàm Tân; khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp KING SEA Phan Thiết....)
Chưa, chậm cấp giấy phép xây dựng cho nhiều dự án (Khu du lịch sinh thái Oscar; khu du lịch The Balé - Mũi Né; khu biệt thự Rivera Park; khu du lịch sinh thái Thành Hưng; khu du lịch Thu Hằng; khu tổ hợp khách sạn cao cấp Utisys; khu du lịch nghỉ dưỡng Cà Ná…)
Chậm xác định giá đất để thu nghĩa vụ tài chính của các dự án, để hoàn tất thủ tục giao đất, triển khai dự án (khu du lịch Honey Beach; khu du lịch sinh thái Whale Hill; khu tổ hợp khách sạn cao cấp Utisys…)
Đoàn kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đối với 47 dự án trên địa bàn 05 đơn vị cấp huyện (TP. Phan Thiết, Thị xã La Gi, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong).
Tuy nhiên, có 4 dự án ghi nhận việc chủ đầu tư dự án không đến làm việc (dù đã được mời) mà không có lý do chính đáng. Cụ thể các dự án như sau: Khu du lịch Hòn Lan; Khu du dịch Hải Yến; Khu nghỉ dưỡng Rừng Dương; Khu nhà hàng - dịch vụ kết hợp nghỉ dưỡng Phương Trang).
Kết quả kiểm tra tại 47 dự án (được lựa chọn) cho thấy các tồn tại, vi phạm cụ thể của các chủ đầu tư như sau.
21 dự án (diện tích khoảng 140ha) không đưa đất vào sử dụng (nhiều trường hợp vi phạm trên 10 năm). 21 dự án (khoảng 363ha) chậm tiến độ sử dụng đất (nhiều dự án vi phạm trên 10 năm). 19 trường hợp (diện tích khoảng 285ha) chưa thực hiện đúng tiến độ đã được phê duyệt (phải điều chỉnh tiến độ của dự án).
Nhiều dự án đã chuyển nhượng theo hình thức chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong pháp nhân của chủ đầu tư, thay đổi chủ đầu tư (như Khu du lịch Thu Hằng, Khu du lịch Hòn Lan, Khu du lịch sinh thái Delverton…).
Ghi nhận 5 dự án chưa nộp tiền thuê đất (nợ khoảng 243 triệu đồng), 22 trường hợp chưa nộp tiền gia hạn tiến độ sử dụng đất (khoảng 14,7 tỷ đồng). Cơ bản các dự án đều chưa nghiêm túc, chưa quyết tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai, dẫn đến đa số đều chậm đưa đất vào sử dụng.
Một dự án sử dụng 1 phần diện tích đất sai mục đích là Khu nhà hàng - dịch vụ kết hợp nghỉ dưỡng Phương Trang (TP. Phan Thiết), chủ đầu tư là Công ty TNHH Du lịch và Vận tải Phương Trang.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.